Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với NH TMCP Công Thương Việt Nam

- NHCT Việt Nam cần có một số thay đổi trong mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng đó là tách bạch khâu chấm điểm xếp hạng KHCN và khâu thẩm định

- Cân đối và xem xét lại việc giao chỉ tiêu ngay từ đầu năm một cách phù hợp không tạo áp lực quá lớn cho chi nhánh trong việc chạy đua chỉ tiêu mà nới lỏng quy định.

- Đề ra các định hướng tín dụng vừa mang tính nguyên tắc vừa phù hợp với đặc điểm địa bàn hoạt động của từng khu vực chi nhánh nhất định.

- Ban hành văn bản chỉ đạo thống nhất trong toàn hệ thống đối với các giải pháp hoàn thiện quy định quy trình nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN nêu trên. Một số quy trình của NHCT ban hành nhưng chế tài

đi kèm chưa cao như quy trình cảnh báo sớm KHCN, việc chi nhánh không tuân thủ quy trình chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở, nêu tên trong các văn bản nội bộ nên hiệu lực thi hành và hiệu quả đạt được thấp.

- Có chế tài đối với các cán bộ có khách hàng nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro, khách hàng cơ cấu nợ, khách hàng quá hạn dưới 10 ngày.

- Hệ thống lại văn bản theo hướng ngắn gọn, súc tích và tập trung để tạo

điều kiện cho cán bộ nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ từng chốt kiểm soát tại từng khâu quy trình nghiệp vụ.

- Hoàn thiện các hệ thống đang triển khai trước khi đưa vào thí điểm, tránh trường hợp vừa làm vừa sửa mất nhiều thời gian thao tác của cán bộảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện này thi thời gian xử lý hồ sơ cho KHCN cũng là một tiêu chí quan trọng để giữ chân khách hàng.

- Hỗ trợ chi nhánh thiết kế hệ thống các báo cáo cần thiết để theo dõi, thông báo các trường hợp bảo hiểm hết hạn chưa bổ sung/giá trị bảo hiểm nhỏ

hơn mức cấp tín dụng/chưa ủy quyền thụ hưởng cho NHCT để cán bộ chủ động hơn trong việc rà soát đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo quy định.

KT LUN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã được đề cập ở

chương trước, chương 3 tiếp tục trình bày dự báo, định hướng hoạt động tín dụng và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh trong thời gian tới

để củng cố thêm cơ sở trước khi đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà Nẵng. Song song với các giải pháp luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả hơn.

KT LUN

Trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và thị trường ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì những kết quả đạt được trong hoạt

động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Bắc Đà Nẵng rất đáng khích lệ. Tuy nhiên quá trình chạy đua tăng trưởng tín dụng cũng dẫn đến những rủi ro và tổn thất nhất định, cho thấy chi nhánh chưa đạt được mục tiêu, định hướng đã đề ra, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCN để đảm bảo hoạt

động cho vay KHCN tăng trưởng ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại NHCT chi nhánh Bắc Đà Nẵng và chỉ ra những mặt hạn chế trong hoạt động này, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và

đề xuất kiến nghị đối với NHNN, NHCT Việt Nam nhằm hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn, góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh Bắc

Đà Nẵng để chi nhành tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đứng vững trong giai

TÀI LIU THAM KHO

[1] Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010

[2] Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

[3] PGS. TS. Võ Thị Thúy Anh, Ths. Lê Phương Dung (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính.

[4] Luận văn cao học của tác giả Trương Tuấn Anh (2012) “Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank-CN Đà Nẵng”.

[5] TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng, NXB Chính trị Quốc gia.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2009), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[7] Th.S. Nguyễn Khánh Linh (2009), “Hoạt động quản lý rủi ro tại Vietinbank”, Tạp chí Ngân hàng, (số 16 tháng 08/2009), tr.40-43.

[8] PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị NHTM, NXB Tài chính.

[9] Luận văn cao học của tác giả Dương Thị Thanh Nga (2014) “Quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, thành phốĐà Nẵng”.

[10] Luận văn cao học của tác giả Lê Trọng Quý (2011) "Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Kỹ Thương Đà Nẵng".

[11] Luận văn cao học của tác giả Mai Xuân Thịnh (2012) “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Định”.

[12] Luận văn cao học của tác giả Đào Thị Thanh Thủy (2013) “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương- chi nhánh Bắc Đà Nẵng”.

[13] Luận văn cao học của tác giả Nguyễn Toàn Trung (2010) “Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam”.

Các tài liu khác

[14] Báo cáo thường niên của Vietibank Bắc Đà Nẵng từ năm 2012-2014 [15] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2014.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)