Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Giải pháp về nhân sự

a. Nâng cao nhn thc ca cán b v ri ro tín dng trong cho vay KHCN

- Nhận thức rủi ro trong cho vay KHCN là vấn đề cơ bản tác động đến việc tuân thủ quy trình quy định trong cho vay. Cần thay đổi quan điểm của CBTD cho rằng cho vay KHCN chủ yếu nhìn vào TSBĐ và bỏ qua các nội dung thẩm định khác, không giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm tra định kỳ theo quy định. Việc nâng cao nhận thức rủi ro của cán bộ cần có sự chỉ đạo của NHCT và ban lãnh đạo chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong việc thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về rủi ro trong cho vay, nhấn mạnh hậu quả của việc nới lỏng các điều kiện cho vay, thẩm

- Ngoài hình thức gặp mặt trực tiếp, Giám đốc chi nhánh nên giao cho một phòng đầu mối như phòng tổng hợp định kỳ hằng tuần tổng hợp các nội dung cảnh báo phát sinh trong chi nhánh, trong hệ thống NHCT và vấn đề rủi ro tại các tổ chức tín dụng khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để chuyển vào mail của từng cán bộ, đồng thời gửi lên diễn đàn, web nội bộđể cùng trao đổi thông tin và cảnh giác, rút kinh nghiệm.

b. Ban hành chế tài thưởng pht hp lý và kiên quyết trong ni b

Hiện tại NHCT đang triển khai tính lương theo chương trình KPI, giao chỉ tiêu chi tiết đến từng cán bộ và chấm điểm tự động theo mức độ hoàn thành từng chỉ tiêu với thang điểm có sẵn để ra phần trăm hoàn thành. Đối với chỉ tiêu chất lượng nợ NHCT đánh giá cán bộ có nợ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ

xử lý rủi ro. Tuy nhiên về phía chi nhánh cần sâu sát hơn trong quản trị nội bộ đó là coi trong việc giám sát nợ quá hạn dưới 10 ngày, nợ cơ cấu, nợ nhóm 1 cảnh báo rủi ro. Các cán bộ để phát sinh các trường hợp này cần phải có chế

tài phù hợp tùy theo mức độ rủi ro, dư nợ rủi ro, tần suất tái phạm như trừ điểm KPI, trừ khen thưởng, kéo dài thời hạn nâng lương..Qua khảo sát một số

chi nhánh trong hệ thống NHCT nhiều chi nhánh thực hiện kiên quyết các chế

tài đã có tác động tích cực đến cán bộ tín dụng thận trọng hơn trong thẩm định và giám sát khoản vay.

c. Chú trng kế hoch tuyn dng, đào to và phân công công vic phù hp.

- Lãnh đạo các phòng ban chi nhánh và nhất là phòng tổ chức quản lý cán bộ tham mưu cho ban giám đốc lập kế hoạch nhân sự dài hạn, tuyển dụng

đúng nhu cầu, đối tượng để phân công công việc hợp lý.

- Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Hình thức

đào tạo có thể là tập huấn nghiệp vụ tập trung, tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình

độđể bắt kịp trước sự thay đổi của cơ chế chính sách và công nghệ.

Đặc biệt cần mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quan hệ khách hàng để tự tin khi xử lý các khoản nợ có vấn đề. Đào tạo kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cho cán bộ phục vụ công tác thẩm định và kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.

d. Tăng cường phi hp vi b máy kim soát và kim toán ni b

Tích cực phối hợp với bộ máy kiểm tra kiểm soát và kiểm toán nội bộ, đây là bộ phận có quy trình, phương pháp cũng như công cụ đặc thù để

giám sát, phát hiện và cảnh báo rủi ro kịp thời cho chi nhánh, tận dụng kết quả kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ phần hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)