6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.6. Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hóa những tác
động bất lợi của rủi ro. Với cách tiếp cận này thì quản trị rủi ro tín dụng bao gồm bốn nội dung sau [6]:
a. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống nhằm xác định rủi ro tín dụng do nguyên nhân nào, xuất hiện ởđâu và có thể có
những rủi ro nào, để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay phù hợp.
Các phương pháp nhận dạng rủi ro thường được sử dụng gồm: Nhận diện rủi ro trên cơ sở mục tiêu; Nhận diện rủi ro theo phương pháp kịch bản; Nhận diện rủi ro trên cơ sở phân loại rủi ro theo nguồn rủi ro; Liệt kê rủi ro có thể nhận biết; Phương pháp biểu đồ/ma trận. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng là dựa trên dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay vốn.
b. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro cho vay là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp
để lượng hóa mức độ rủi ro cho vay. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn cho vay an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phòng
để tài trợ cho rủi ro cho vay. Để đo lường rủi ro, ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro.
Có 2 phương pháp cơ bản đểđo lượng rủi ro tín dụng là phương pháp
định tính (Ví dụ mô hình định tính 6C) và phương pháp định lượng (Điển hình hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng). Hai phương pháp này không loại trừ lẫn nhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân tích, đo lường rủi ro cho vay. Do vậy, tùy tình hình thực tế mà ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp hoặc sử dụng cả hai phương pháp đểđánh giá, đo lường rủi ro cho vay.
c. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, chiến lược và những quá trình nhằm chủ động biến đổi rủi ro tín dụng của ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ rủi ro. Kiểm soát rủi ro gồm năm loại chiến lược đó là: Né tránh rủi ro, giảm thiểu, ngăn ngừa, chuyển giao và đa dạng hóa rủi ro.
d. Tài trợ rủi ro tín dụng
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc sử dụng những biện pháp bù đắp về mặt tài chính nhằm mục đích giảm tổn thất từ rủi ro tín dụng đó gây ra, duy trì hoạt động bình thường không gây hậu quả dây chuyền.
Tài trợ rủi ro gồm hai dạng thường gặp đó là tự khắc phục rủi ro, chuyển giao rủi ro. Tự khắc phục rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thường sử dụng các biện pháp như sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để trích lập
định kỳ, sử dụng nguồn bảo hiểm để bù đắp tổn thất... Chuyển giao rủi ro ở đây khác với chuyển giao rủi ro ở nội dung kiểm soát rủi ro là lúc này rủi ro
đã xảy ra.