6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng
Đối với KHCN các báo cáo, sổ sách số liệu về tài chính thường không phản ánh chính xác thực trạng của khách hàng, đa số KHCN giải ngân, sử
dụng chủ yếu tiền mặt không thông qua tài khoản ngân hàng nên khó quản lý giám sát dòng tiền, do đó cần tăng cường việc kiểm tra giám sát và đi thực tế để đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro của khách hàng. Lưu ý việc kiểm tra thực tế không nhất thiết phải đến gặp trực tiếp khách hàng mà có thể
là những cuộc kiểm tra đột xuất ngang qua nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng, quan sát bên ngoài để xem xét có dấu hiệu nào bất thường hay không chẳng hạn ngừng kinh doanh, không thấy nhân viên đi làm, sang nhượng địa
điểm. Tích cực vận động thuyết phục khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại NHCT để giao dịch.
Việc kiểm tra định kỳ toàn diện hoạt động của khách hàng cần phân biệt theo các tiêu chí như mục đích vay vốn, sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, phân biệt theo hạng khách hàng, theo hạn mức cấp tín dụng, loại TSBĐ…quy
định cụ thể từng mức độ giám sát đối với từng đối tượng KHCN là khác nhau
để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa hạn chế gây phiền hà cho khách hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo chi nhánh và lãnh đạo phòng có thể quy định cụ thể số
lần kiểm tra đột xuất đối với từng KHCN mình đang quản lý để cán bộ chủ động tăng cường kiểm soát và tuân thủ chỉ đạo cấp trên.
Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, CBTD cũng cần lưu ý
đến việc đánh giá lại tài sản thế chấp của của khách hàng, nhất là đối với các TSBĐ nhanh hao mòn như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị..thông thường cán bộ chỉ quan tâm đến TSBĐ khi cấp lại hạn mức cho khách hàng, hoặc khi khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức, mà không quan tâm đến việc
đánh giá giá trị TSBĐđịnh kỳđể yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời tài sản khác hoặc giảm hạn mức nếu giá trị TSBĐ sụt giảm.