Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 80)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

a. Nhng hn chế

Mặc dù đã có những thành quả trên, tuy nhiên công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bắc Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, việc vận hành mô hình kinh doanh và kiểm soát rủi ro tại chi nhánh còn bất cập ở khâu cung cấp hồ sơ chậm không kịp thời của một số các

bộ phòng bán lẻ cho tổ kiểm soát. Đây là phòng có số lượng cán bộ phụ trách KHCN nhiều nhất, hồ sơ thường xuyên để tồn đọng hồ sơ đến cuối tháng dẫn

đến gây áp lực cho việc giám sát của tổ kiểm soát chi nhánh giảm hiệu quả

công việc và không phát hiện, cảnh báo kịp thời các trường hợp nghi vấn tiềm

ẩn rủi ro.

Hai là, mặc dù đã có khung chính sách tín dụng tương đối đầy đủ,cụ

thể nhưng nhiều trường hợp việc đáp ứng quy định còn mang tính hình thức, thẩm định sơ sài, không giám sát việc sử dụng vốn vay theo đúng quy định, coi trọng TSBĐ xem nhẹ việc đánh giá phương án, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng, bằng chứng là dư nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tăng, số

lượng khách hàng cảnh báo tăng cường kiểm soát tăng dần qua các năm, các khách hàng này đều rơi vào trường hợp quy mô không tương xứng với hạn mức cho vay, sử dụng vốn sai mục đích, không quản lý được dòng tiền của khách hàng. Chưa chú trọng công tác cảnh báo sớm KHCN để phục vụ việc nhận diện cảnh báo rủi ro, đưa ra các biện pháp tín dụng kịp thời nhằm giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

Ba là, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng còn nhiều điểm bất cập nên chưa phản ánh trung thực khách quan thực trạng khách hàng. Số liệu tài chính của khách hàng cá nhân dựa vào báo cáo của KH thường thiếu độ tin cậy, các báo cáo kê khai/biên lai nộp thuế thường khó thu thập. Các thông tin chấm điểm phi tài chính còn mang tính chủ quan của cán bộ.

Bốn là, quy định kiểm tra định kỳ toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu 6 tháng/lần đối với KHCN mà không phân biệt mục đích vay, hạng khách hàng, hạn mức cấp tín dụng..là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, mặc dù quy định là mức tối thiểu nhưng 6 tháng cũng khoảng thời gian khá dài, hoạt động của KH đã có nhiều biến động, nhiều cán bộ không chủ động tăng

cường kiểm soát mà chỉ làm theo quy định dẫn đến không giám sát được khách hàng.

Năm là, chi nhánh chưa chú trọng việc theo dõi bảo hiểm hết hạn để đôn đốc khách hàng mua bổ sung bảo hiểm còn hiệu lực; Hoặc khách hàng bổ

sung bảo hiểm mới nhưng cán bộ không đề nghị khách hàng làm văn bản ủy quyền thụ hưởng bảo hiểm dễ dẫn đến tổn thất cho NHCT nêu có rủi ro xảy ra

đối với TSBĐ. Các quy định mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn là chưa

đầy đủ, rõ ràng.

Sáu là, tại khâu tìm kiếm và thẩm định KHCN cán bộ khá coi trọng TSBĐ nên việc xử lý nợ có vấn đề đối với đối tượng KHCN tại chi nhánh

đang thực hiện theo hướng duy nhất là đôn đốc khách hàng thu hồi nợ và xử

lý tài sản mà chưa áp dụng các biện pháp xử lý linh hoạt khác, trong khi việc xử lý TSBĐ mất khá nhiều thời gian.

Bảy là, việc bố trí các bộ không đúng với nghiệp vụ tuyển dụng và

đào tạo ban đầu, không đúng với nguyện vọng cán bộ dễ dẫn đến những hệ

hụy không mong muốn như cán bộ không tận tâm với công việc, thiếu chuyên môn, kinh nghiệm vì không qua đào tạo ban đầu, áp lực tâm lý làm việc theo thói quen của người cũ không chuẩn dẫn đến những sai phạm trong quá trình cấp tín dụng.

Tám là, thông tin về lịch sử quan hệ của các khách hàng tại chi nhánh chưa được tổ chức, sắp xếp và lưu trữ để làm kho dữ liệu tham khảo cho công tác thẩm định, nhiều nguồn thông tin hữu ích phục vụ tốt cho công tác tín dụng nhưng chi nhánh không sử dụng đến như thông tin tra cứu mã số thuế, tra cứu hóa đơn trên trang tổng cục thuế…

Chín là, ban lãnh đạo chi nhánh chưa kiên quyết và nghiêm khắc trong việc chấn chính các sai phạm, các trường hợp rủi ro tín dụng đã xảy ra để rút kinh nghiệm trong toàn chi nhánh, chưa có các chế tài thường phạt cụ thể

thường xuyên nên giảm tính hiệu lực của việc khắc phục chỉnh sửa và không lặp lại các sai phạm.

Mười là, công tác tự đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho cán bộ công nhân viên thực hiện chưa tốt, các vấn đề vướng mắc về văn bản và trong quá trình tác nghiệp, không được tổng hợp phổ biến rộng rãi cho tất cả các cán bộ liên quan cùng rút kinh nghiệm.

b. Nguyên nhân ca nhng hn chế

§ Nguyên nhân bên ngoài

- Môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ, số liệu báo cáo của nhóm KHCN có đăng ký kinh doanh chưa rõ ràng, chưa được chú trọng ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin thẩm định của các NHTM.

- Môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng thị phần, đã nới lỏng một sốđiều kiện đối với khách hàng khiến cho những đề nghị của CBTD tại chi nhánh khi cho vay khách hàng bị hạn chế, tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, sợ khách hàng ngừng quan hệ tín dụng nên bỏ qua một số quy định vì nếu tuân thủ đầy đủ chặt chẽ thì không thể cạnh tranh và thu hút khách hàng như các tổ chức tín dụng khác. Một phần là do khách hàng không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng: Một số trường hợp do khách hàng vay không hợp tác với cán bộ ngân hàng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ngăn ngừa rủi ro như không đồng ý mua hoặc trì hoãn mua bảo hiểm và ủy quyền thụ hưởng cho NHCT.

§ Nguyên nhân bên trong. - Về phía NHCT:

+ Trong mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng, khâu chấm điểm xếp hạng KHCN là khá quan trọng nhưng đang được giao cho chính CBTD tiếp thị

thẩm định và chấm điểm khách hàng nên không đảm báo tính minh bạch khách quan dễ dẫn đến nhiều sai phạm không thể kiểm soát hết được.

+ Việc giao chỉ tiêu cao ngày từ đầu năm là một trong những áp lực rất lớn đối với chi nhánh và các CBTD. CBTD được giao rất nhiều loại chỉ

iêu gồm tín dụng, huy động vốn, thẻ, bảo hiểm do đó mục tiêu cố gắng đạt chỉ

tiêu của CBTD được đặt lên hàng đầu và trong quá trình cho vay cán bộ tự ý nới lỏng quy trình quy định.

+ Các định hướng tín dụng hằng năm của NHCT có đề cập đến các nội dung cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như danh mục đầu tư tín dụng theo kỳ hạn, theo ngành hàng, loại khách hàng, sản phẩm mục tiêu..nhưng chỉ

mang tính nguyên tắc, định hướng chung cấp độ toàn hệ thống, chưa định hướng rủi ro theo địa bàn hoạt động từng chi nhánh.

+ Một số quy trình của NHCT ban hành nhưng chế tài đi kèm chưa cao như quy trình cảnh báo sớm KHCN, việc chi nhánh không tuân thủ theo quy trình chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở, nêu tên trong các văn bản nội bộ nên hiệu lực thi hành và hiệu quả đạt được thấp.

+ NHCT chỉđang chú trọng đến chế tài xử phạt đối với các cán bộ có khách hàng đã phát sinh nợ nhóm 2 trở lên là trừ trực tiếp vào thu nhập, còn các đối tượng khách hàng khác như khách hàng nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro, khách hàng cơ cấu nợ, khách hàng quá hạn dưới 10 ngày…chỉ dừng ở mức độ tiếp tục theo dõi do đó không đủ hiệu lực răng đe các CBTD thường xuyên để phát sinh các trường hợp này, đến khi các khách hàng này chuyển nhóm nợ cao hơn thì việc xử lý thu hồi đã khó khăn thêm một bước nữa và khả năng xảy ra tổn thất là cao hơn.

+ Hiện nay NHCT đang trong giai đoạn tiếp tục chuyển đổi mô hình do đó hệ thống văn bản ban hành khá nhiều và chồng chéo, cán bộ không nắm hết được văn bản để thực hiện, cán bộ mất nhiều thời gian để thao tác trên các hệ thống mới thường gặp lỗi do đang trong giai đoạn đầu triển khai, giảm thời gian tìm kiếm thẩm định khách hàng, bên cạnh đó việc luân chuyển nhân sự để đáp ứng mô hình chuyển đổi cũng ảnh hưởng nhiều đến số lượng khách hàng từng cán bộđang quản lý, việc ban giao hồ sơ qua tay nhiều người khiến quá trình theo dõi giám sát, nắm bắt khách hàng bị gián đoạn.

+ Hệ thống thông tin NHCT chưa hỗ trợ tại chi nhánh các chương trình cần thiết như báo cáo theo dõi, thông báo các trường hợp chưa mua bảo hiểm/bảo hiểm hết hạn chưa bổ sung/ giá trị bảo hiểm nhỏ hơn mức cấp tín dụng cho khách hàng/chưa ủy quyền thụ hưởng cho NHCT để cán bộ chủ động hơn trong việc rà soát đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo quy định.

- Về phía chi nhánh Bắc Đà Nẵng:

+ Nguyên nhân cơ bản của các hạn chế nêu trên là do quan điểm quản trịđiều hành và quan điểm kiểm soát rủi ro của ban lãnh đạo chi nhánh từ cấp ban giám đốc đến cấp lãnh đạo phòng. Quan điểm ban lãnh đạo chi nhánh

đang còn đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn các mục tiêu khác. Năm 2011 là năm đầu tiên kể từ ngày thành lập, chi nhánh đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sự nỗ lực vươn lên qua rất nhiều năm kinh doanh của cả chi nhánh được ban lãnh đạo NHCT ghi nhận và khen tặng. Các năm tiếp theo chi nhánh tiếp tục đạt danh hiệu hoàn thành tốt và xuất sắc đó vừa là động lực khích lệ chi nhánh phấn đấu nhưng cũng là mục tiêu chi nhánh quyết tâm đạt

đến để giữ vững danh hiệu do đó có tâm lý chạy đua theo thành tích.

+ Lãnh đạo cấp chi nhánh và cấp phòng chưa chú trọng công tác đào tạo cán bộ, công tác chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau những rủi ro tín dụng đã xảy ra. Có chế tài khen thưởng đối với cán bộ đạt chỉ tiêu kế hoạch nhưng

thiếu chế tài phạt đối với cán bộ có sai phạm trong cho vay dẫn đến tâm lý cán bộ chạy theo chỉ tiêu và lơ là chất lượng tín dụng.

+ Bản thân một số cán bộ nhận thức rủi ro còn kém, coi nhẹ quy trình quy định, cho vay KHCN dựa trên TSBĐ mà không quan tâm các điều kiện khác. Một số cán bộ trẻ do được bố trí công việc chưa phù hợp với năng lực và nguyện vọng, thời gian đào tạo ngắn đã phải đảm nhận hồ sơ tín dụng nên thiếu kinh nghiệm thực tế làm theo thói quen không chuẩn của cán bộ cũ khi bàn giao lại hồ sơ.

+ Chưa coi trọng kết quả kiểm tra kiểm soát nội bộ là một phần hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát rủi ro tại chi nhánh, trong một số trường hợp còn cho đó là rào cản cho việc tăng trưởng của chi nhánh. Cán bộ tại chưa nhận thức được bản chất và đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ do đó việc hỗ trợ và phối hợp với bộ phận KTKSNB chưa tốt.

KT LUN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát lịch sử phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong ba năm gần đây từ năm 2012 đến năm 2014 của ngân hàng TMCP Công Thương-chi nhánh Bắc Đà Nẵng.

Trong đó nội dung trọng tâm của chương là phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại chi nhánh, sau đó đánh giá kết quả việc kiểm soát rủi ro dựa trên các tiêu chí đã đề cập tại chương 1. Trên cơ

sở đó đưa ra những nhận định đánh giá về các thành tựu cũng như hạn chế

trong công tác này tại chi nhánh, đồng thời đã phân tích được một số nguyên nhân căn bản dẫn đến những hạn chế đó. Đây chính là cơ sở quan trọng để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại nêu trên và nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng trong chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN CÔNG TÁC KIM SOÁT RI RO TÍN DNG TRONG CHO VAY KHCN TI NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C PHN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH

BC ĐÀ NNG 3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP

Bên cạnh kết quả phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại chi nhánh Bắc Đà Nẵng đã nêu ở chương 2, thì việc đề ra giải pháp kiểm soát rủi ro còn dựa trên những cơ sở sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Dự báo hoạt động của ngành ngân hàng thời gian đến.

Với việc Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), thì năm 2015 và các năm tiếp theo được dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn của các nước Asean xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số

ngân hàng thương mại tại các nước ASEAN đang có kế hoạch nâng cao sự

hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của Thái Lan

đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trước Kasikorn, ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam.

Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như

các doanh nghiệp FDI, rất nhiều ngân hàng thuộc các nước Asean muốn đón

đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Gần đây nhất, năm 2013 ngân hàng United Overseas (UOB) của Singapore cũng đã lên kế

hoạch mua lại Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank), nhằm biến GPBank thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời giúp tái cơ cấu các khoản thua lỗ.

Đến cuối năm nay, AEC sẽ chính thức được thành lập và một trong những mục tiêu của nó là thực thi hệ thống ngân hàng mở nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ phải bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội địa của mình. Mức trần sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam là 30%. Mặc dù vậy, việc dỡ bỏ hạn chế này sẽ không phải chuyện sớm chiều khi Việt Nam mới chỉ đang trong quá trình xây dựng lộ trình hội nhập cho ngành ngân hàng.

Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ

có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị

trường cũng như sức mạnh tài chính dồi dào từ các công ty mẹ.

Về phía Việt Nam, Chính phủ đang cân nhắc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nội địa với mục tiêu củng cố hoạt động trong nước và xây dựng phát triển ngân hàng quy mô "cấp khu vực". Các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam đã có mặt ở những thị trường nhỏ hơn như Lào và Campuchia. Trong khi đó tại Myanmar, một thị trường rất tiềm năng khác mới chỉ có ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được cấp phép thành lập văn phòng

đại diện. Tại Singapore, thị trường tài chính lớn nhất khu vực cũng mới chỉ có Vietcombank mở văn phòng.

Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 80)