6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Dự báo hoạt động của ngành ngân hàng thời gian đế n
Với việc Việt Nam chính thức hội nhập Cộng đồng kinh tế Asean (AEC), thì năm 2015 và các năm tiếp theo được dự báo sẽ có nhiều tập đoàn, ngân hàng lớn của các nước Asean xâm nhập vào thị trường nước ta. Một số
ngân hàng thương mại tại các nước ASEAN đang có kế hoạch nâng cao sự
hiện diện của mình tại Việt Nam. Mới đây, ngân hàng Kasikorn của Thái Lan
đã thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trước Kasikorn, ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) và Maybank (Malaysia) cũng đã có mặt tại thị trường Việt Nam.
Với nhu cầu vốn ngày càng lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như
các doanh nghiệp FDI, rất nhiều ngân hàng thuộc các nước Asean muốn đón
đầu xu thế này và tìm cách phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Gần đây nhất, năm 2013 ngân hàng United Overseas (UOB) của Singapore cũng đã lên kế
hoạch mua lại Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank), nhằm biến GPBank thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam, đồng thời giúp tái cơ cấu các khoản thua lỗ.
Đến cuối năm nay, AEC sẽ chính thức được thành lập và một trong những mục tiêu của nó là thực thi hệ thống ngân hàng mở nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ phải bỏ mọi giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội địa của mình. Mức trần sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam là 30%. Mặc dù vậy, việc dỡ bỏ hạn chế này sẽ không phải chuyện sớm chiều khi Việt Nam mới chỉ đang trong quá trình xây dựng lộ trình hội nhập cho ngành ngân hàng.
Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng đồng nghĩa với việc sẽ
có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với nhóm các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng là các doanh nghiệp địa phương dựa vào uy tín thương hiệu trên thị
trường cũng như sức mạnh tài chính dồi dào từ các công ty mẹ.
Về phía Việt Nam, Chính phủ đang cân nhắc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nội địa với mục tiêu củng cố hoạt động trong nước và xây dựng phát triển ngân hàng quy mô "cấp khu vực". Các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam đã có mặt ở những thị trường nhỏ hơn như Lào và Campuchia. Trong khi đó tại Myanmar, một thị trường rất tiềm năng khác mới chỉ có ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được cấp phép thành lập văn phòng
đại diện. Tại Singapore, thị trường tài chính lớn nhất khu vực cũng mới chỉ có Vietcombank mở văn phòng.
Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư
vượt ra ngoài lãnh thổ, nhưng sức mạnh về vốn, mạng lưới cũng như đa dạng sản phẩm của các ngân hàng thuộc nhóm “Ngũ hổ Asean” (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan) sẽ gây áp lực lớn lên các ngân hàng trong nước.
Về phía NHNN thời gian đến ngành ngân hàng vẫn tập trung tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Trước đây, quan điểm của NHNN là để các ngân hàng tự
nguyện, nhưng thời gian tới, sau khi hệ thống ngân hàng ổn định lại, NHNN sẽ thực hiện theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém và các tổ chức tín dụng lớn cùng tham gia vào quá trình này. Nếu tái cơ
cấu trong nước làm không tốt thì chúng ta sẽ thất bại dù điều kiện bên ngoài có nhiều lợi thế. Ngược lại nếu làm tốt thì dù có biến động đến đâu, chúng ta vẫn có thể vượt qua được.