Tổ chức lại mô hình kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Tổ chức lại mô hình kiểm soát rủi ro

Việc tổ chức lại mô hình kiểm soát rủi ro phụ thuộc lớn vào chỉ đạo của trụ sở chính NHCT, tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm rủi ro riêng, chi nhánh hoàn toàn có thể kiến nghị đề xuất với NHCT hoàn thiện mô hình. Mặt khác Ban giám đốc có thể phân công nhiệm vụ cho cán bộ trong nội bộ chi nhánh thực hiện các chức năng liên quan nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong khi chờ sự chỉ đạo từ NHCT, do đó chi nhánh có thể tham khảo việc chỉnh sửa mô hình kiểm soát rủi ro cụ thể như sau:

a. Tách b phn chm đim xếp hng tín dng KHCN thành b phn

độc lp

Trong mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng, khâu chấm điểm xếp hạng tín dụng KHCN là khá quan trọng nhưng đang được giao cho chính CBTD tiếp thị thẩm định và chấm điểm khách hàng nên không đảm báo tính minh bạch khách quan dễ dẫn đến nhiều sai phạm không thể kiểm soát hết được. Do dó, cần phân tách bộ phận độc lập để chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng lần đầu và định kỳ. Ở cấp độ chi nhánh, ban giám đốc có thể chủ động phân công nhiệm vụ chấm điểm xếp hạng chéo tay, tức là cán bộ thẩm định sẽ

không chấm điểm cho chính khách hàng mình tiếp thị, quản lý. Nếu tổ chức mô hình ở cấp trụ sở chính bộ phận này có thể thuộc phòng ban nối dài của trụ sở chính ngồi tại chi nhánh để đảm bảo có quyền hạn nhất định và không chịu tác động lớn từ các phòng ban chi nhánh do áp lực chỉ tiêu dư nợ.

b. B sung b phn giám sát độc lp trước khi gii ngân

Hiện tại nhiệm vụ giám sát giải ngân của bộ phận kiểm tra kiểm soát ngồi tại chi nhánh là giám sát sau giải ngân, kiểm tra chứng từ giải ngân, lãi suất và các nội dung khác trên giấy nhận nợ tức là lúc này việc giải ngân đã

được thực hiện, nên chưa ngăn chặn kịp thời rủi ro trước khi tiền chuyển giao cho khách hàng, do đó NHCT nên bổ sung bộ phận thực hiện giám sát độc lập trước khi giải ngân và thực hiện các nhiệm vụ khác như bộ phận kiểm tra kiểm soát cũ, sau khi đáp ứng đầy đủ quy định bộ phận xác nhận thì chi nhánh mới được giải ngân cho khách hàng, bộ phận này sẽ thuộc quản lý theo trục dọc của NHCT nên độc lập với chi nhánh, khi đó không cần thiết có bộ phận kiểm tra kiểm soát ngồi tại chi nhánh nữa, vì nguyên tắc kiểm soát nội bộ là kiểm soát độc lập không tham gia vào quy trình cho vay của chi nhánh.

Khi triển khai mô hình này sẽ có nhược điểm là thời gian phục vụ

khách hàng ban đầu có thể bị ảnh hưởng do hồ sơ qua nhiều khâu, tuy nhiên nếu quy định cụ thể rõ ràng thời gian kiểm tra đối với từng giấy nhận nợ ví dụ

theo số tiền giải ngân, theo ngành nghề, theo hình thức giải ngân..một khi đã vận hành thông suốt thì sẽ phát huy hiệu quả, một số các ngân hàng cổ phần hiện nay đã triển khai tốt mô hình này.

c. Nâng cao hiu qu h thng kim soát ni b

Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ nói chung và phòng KTKSNB KV15 nói riêng đã đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình giám sát chi nhánh, phát hiện và cảnh báo nhiều trường hợp rủi ro đối với KHCN nợ nhóm 1. Tuy nhiên cần phải giám sát thường xuyên và kiên quyết hơn trong việc

đôn đốc chi nhánh thực hiện các đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế và giảm tổn thất rủi ro. Đề xuất kiến nghị quy định rõ thời gian cụ thể chi nhánh phải hoàn thành kiến nghị đó, trường hợp chi nhánh cố tình vi phạm, báo cáo với trụ sở

chỉnh để xem xét hạ mức phán quyết tín dụng của chi nhánh, tăng cường sự

kiểm soát của NHCT.

Bên cạnh đó, trong chính nội bộ chi nhánh cần tăng cường kiểm tra chéo hồ sơ định kỳ để rà soát một cách khách quan và kịp thời chỉnh sửa những sai sót nếu có.

3.2.2. Hoàn thiện quy định, quy trình tín dụng

Đối với các giải pháp hoàn thiện quy định, quy trình tín dụng thường cần có sự chỉđạo thống nhất từ trụ sở chính ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tuy nhiên ở phạm vi chi nhánh, tùy thuộc vào quan điểm quản trị điều hành cũng như quan điểm rủi ro của ban giám đốc, NHCT Việt Nam cho phép chi nhánh được đặt ra những quy định riêng chặt chẽ hơn trong nội bộ và không vượt ra ngoài quy định chung của NHCT. Vì vậy, trước khi có hướng dẫn từ trụ sở chính chi nhánh hoàn toàn có thể áp dụng những giải pháp sau trong nội bộ của mình, nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN:

a. Quy định c thđầy đủđối tượng vay vn phi mua bo him

Chi nhánh đang áp dụng quy định mua bảo hiểm đối với TSBĐ và bảo hiểm tai nạn con người đối với các khoản cho vay cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên chưa quy định đầy đủ việc mua bảo hiểm đối với đối tượng vay vốn, trong khi đây là nguồn thu nợ chính của phương án cho vay. Ngoài những mặt hàng theo quy định pháp luật phải mua bảo hiểm như kinh doanh ga, xăng dầu, thì nên quy định việc mua bảo hiểm đối với các mặt hàng dễ bắt lửa khác như sơn, vải, áo quần, hoặc các khách hàng có hàng tồn kho lớn, tùy vào mức cấp hạn mức tín dụng mà quy định giá trị bảo hiểm..Ngoài ra quy định thêm

đối với khách hàng từ 60 tuổi trở lên tại thời điểm trả nợ cuối cùng phải tham gia bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm liên quan đến đối tượng vay vốn phải được

ủy quyền thụ hưởng cho NHCT tương ứng với hạn mức tín dụng khách hàng

Cần lưu ý việc đề nghị khách hàng mua các loại bảo hiểm trên một mặt là quy định của ngân hàng nhưng mặt khác đó là sự khéo léo trong việc tư

vấn, giải thích thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, tránh gây căng thẳng dẫn đến mất khách hàng.

Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm Bảo Ngân và Bảo hiểm phi nhân thọ

Aviva của Vietinbank cần nghiên cứu lại mức phí bảo hiểm để tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ nhanh, hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý chứng từ. Thực hiện các chính sách ưu đãi cho khách hàng vừa quan hệ tín dụng và mua bảo hiểm của ngân hàng để tăng cường bán chéo các sản phẩm.

b. Thiết kế các báo cáo giám sát vic mua bo him ca TSBĐ, đối tượng vay vn.

Thiết kế hệ thống báo cáo tại chi nhánh hỗ trợ theo dõi, cảnh báo các các trường hợp chưa mua bảo hiểm/bảo hiểm hết hạn chưa bổ sung/ giá trị

bảo hiểm nhỏ hơn mức cấp tín dụng cho khách hàng/chưa ủy quyền thụ

hưởng cho NHCT để cán bộ chủ động hơn trong việc rà soát đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các báo cáo này nên được chuyển trực tiếp vào mail của lãnh đạo phòng tín dụng định kỳ hằng ngày, sau đó lãnh đạo phòng phân phối lại cho các cán bộ liên quan để thực hiện rà soát, điều chỉnh và đề nghị khách hàng bổ sung kịp thời, tránh trường hợp sự kiện rủi ro đối với TSBĐ đã xảy ra nhưng NHCT không được thụ hưởng số tiền bảo hiểm để bù đắp rủi ro tín dụng.

c. Hoàn thin h thng cnh báo sm KHCN

NHCT đã triển khai hệ thống cảnh báo sớm KHCN vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đang có nợ nhóm 1 có khả năng chuyển sang nhóm nợ cao hơn trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm cảnh báo từ cuối năm 2013, tuy nhiên cần bổ

Hệ thống cảnh báo sớm KHCN nhằm mục đích hỗ trợ công tác nhận dạng và kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhưng do áp lực công việc chi nhánh dành nhiều thời gian chạy chỉ tiêu kinh doanh nên chưa chú trọng thực hiện và sử dụng hệ thống này. Do đó cần có những quy định và chế tại chặt chẽ

hơn để cán bộ quan tâm và sử dụng hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm trong công tác thẩm định, giám sát khách hàng.

3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng

Đối với KHCN các báo cáo, sổ sách số liệu về tài chính thường không phản ánh chính xác thực trạng của khách hàng, đa số KHCN giải ngân, sử

dụng chủ yếu tiền mặt không thông qua tài khoản ngân hàng nên khó quản lý giám sát dòng tiền, do đó cần tăng cường việc kiểm tra giám sát và đi thực tế để đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro của khách hàng. Lưu ý việc kiểm tra thực tế không nhất thiết phải đến gặp trực tiếp khách hàng mà có thể

là những cuộc kiểm tra đột xuất ngang qua nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng, quan sát bên ngoài để xem xét có dấu hiệu nào bất thường hay không chẳng hạn ngừng kinh doanh, không thấy nhân viên đi làm, sang nhượng địa

điểm. Tích cực vận động thuyết phục khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại NHCT để giao dịch.

Việc kiểm tra định kỳ toàn diện hoạt động của khách hàng cần phân biệt theo các tiêu chí như mục đích vay vốn, sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, phân biệt theo hạng khách hàng, theo hạn mức cấp tín dụng, loại TSBĐ…quy

định cụ thể từng mức độ giám sát đối với từng đối tượng KHCN là khác nhau

để vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa hạn chế gây phiền hà cho khách hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo chi nhánh và lãnh đạo phòng có thể quy định cụ thể số

lần kiểm tra đột xuất đối với từng KHCN mình đang quản lý để cán bộ chủ động tăng cường kiểm soát và tuân thủ chỉ đạo cấp trên.

Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, CBTD cũng cần lưu ý

đến việc đánh giá lại tài sản thế chấp của của khách hàng, nhất là đối với các TSBĐ nhanh hao mòn như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị..thông thường cán bộ chỉ quan tâm đến TSBĐ khi cấp lại hạn mức cho khách hàng, hoặc khi khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức, mà không quan tâm đến việc

đánh giá giá trị TSBĐđịnh kỳđể yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời tài sản khác hoặc giảm hạn mức nếu giá trị TSBĐ sụt giảm.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ giảm thiểu tổn thất trong cho vay KHCN cho vay KHCN

Cần kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp xử lý nợ đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể, để rút ngắn thời gian thu hồi nợ không nên đi theo hướng truyền thống là xử lý TSBĐ và khởi kiện mất rất nhiều thời gian:

- Đối với những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn có thiện chí trả nợ, chi nhánh xem xét khả năng trả nợ và phương án kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay mới và thu nợ dần. Việc cho vay bảo

đảm thu hồi vốn, giúp khách hàng vượt khó khăn tiếp tục tạo nguồn thu trả nợ

ngân hàng.

- Hoặc căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn ngân hàng thực hiện biện pháp cơ cấu nợ cho khách hàng, sau khi cơ cấu nợđòi hỏi chi nhánh phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng. Hình thức xử lý nợ này chi nhánh đang chủ yếu áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp mà ít áp dụng đối với KHCN.

- Đối với khách hàng khó khăn do khoản phải thu cao, không thu được tiền hàng từ người mua trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vẫn bình thường, chi nhánh tìm hiểu bên đang chiếm dụng vốn của khách hàng, trường hợp người mua có hoạt động kinh doanh thật sự, tiềm lực

tốt nhưng đang khó khăn tạm thời, chi nhánh thẩm định xem xét cho vay người mua theo qui định cho vay hiện hành để thanh toán tiền hàng cho khách hàng đang vay vốn, phải thực hiện giám sát chặt chẽ dòng tiền của các khách hàng này.

- Đối với các khách hàng chay ỳ, thiếu hợp tác và lẫn tránh ngân hàng, chi nhánh kiên quyết khởi kiện để xử lý tài sản, rút ngắn thời gian thu hồi nợ.

3.2.5. Tăng cường hệ thống thông tin tín dụng

Khai thác, tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và sử dụng thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng là hết sức quan trọng, Một số nguồn thông tin quan trọng chi nhánh cần phải chú trọng là:

- Thông tin từ khách hàng và các đối tượng liên quan:

+ Ngoài thông tin qua phỏng vấn khách hàng và người thừa kế nghĩa vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trả nợ như đã thực hiện cần quan tâm đến các đối tượng khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm của khách hàng như đồng nghiệp, lãnh đạo đơn vị nếu có, nhân viên, các đối tác của khách hàng, thông tin về

bên thứ ba có TSBĐ cũng rất cần thiết…cần phải xây dựng bảng câu hỏi sao có kết nối được thông tin của các đối tượng, phát hiện những vấn đề không nhất quán, không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn, các vấn đề cần lưu ý về khách hàng vay.

+ Đối với những người lân cận có thể không liên quan đến khách hàng như hàng xóm, tổ xóm dân phố, bà con đôi khi sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích có tính chất cá nhân mà không thể hỏi trực tiếp khách hàng như

các mối quan hệ, cuộc sống gia đình, tính cách, lối sống.. của khách hàng giúp ích rất nhiều cho việc thẩm định tư cách, uy tín của KHCN.

+ Thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng lưu trữ tại ngân hàng: Ngoài thông tin CIC, các thông tin trên hệ thống NHCT, chi nhánh cần tự tổ

các lần nợ quá hạn dưới 10 ngày, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi..thông tin về nhóm khách hàng liên quan của khách hàng vay vốn tại TCTD khác.

+ Thông tin từ cơ quan ban ngành, cơ quan chức năng: thông tin tra cứu hóa đơn từ tổng cục thuế để phát hiện các bên bán trên các hóa đơn KHCN cung cấp còn hoạt động hay không; Thông tin về nghĩa vụ nộp thuế của khách hàng từ chi cục thuếđịa phương..và từ các phương tiện thông tin khác. Duy trì các mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan chức năng như công an, ủy ban nhân dân nơi khách hàng cư trú hoặc nơi có tài sản thế chấp, việc này sẽ

hỗ trợ rất nhiều cho chi nhánh trong việc quản lý giám sát và thu hồi nợ.

Việc thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp cần chuẩn bị tốt nội dung và chú ý đến kỹ năng phỏng vấn, trò chuyện. Việc sắp xếp lưu trữ thông tin cần ghi rõ người phỏng vấn, người được phỏng vấn, thời gian, nội dung thông tin ghi nhận và phân cấp thẩm quyền sử dụng thông tin trong chi nhánh. Thông tin lưu trữ phải thiết kế có thể tra cứu nhan, theo nhiều chiều như chiều khách hàng, chiều người thu thập, theo thời gian, theo người sử dụng dữ liệu.

3.2.6. Giải pháp về nhân sự

a. Nâng cao nhn thc ca cán b v ri ro tín dng trong cho vay KHCN

- Nhận thức rủi ro trong cho vay KHCN là vấn đề cơ bản tác động đến việc tuân thủ quy trình quy định trong cho vay. Cần thay đổi quan điểm của CBTD cho rằng cho vay KHCN chủ yếu nhìn vào TSBĐ và bỏ qua các nội dung thẩm định khác, không giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và kiểm tra định kỳ theo quy định. Việc nâng cao nhận thức rủi ro của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 92)