6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhàn ước
- Kiến nghị NHNN là đầu mối làm việc với các cơ quan chức năng, cơ
quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định pháp lý chặt chẽ hơn về hóa đơn, chứng từ, số liệu báo cáo của nhóm KHCN có đăng ký kinh doanh để tăng độ
tin cậy của số liệu thẩm định trong cho vay KHCN. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay KHCN phát triển.
- NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan để ban hành những Thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay KHCN phát triển.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mở rộng phạm vi thông tin của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thông tin không chỉ giới hạn ở lịch sử vay vốn, TSBĐ mà có thể liên kết với các trang thông tin của cơ quan chức năng khác như cục thuế…để hỗ trợ khai thác tối đa thông tin về KHCN phục vụ
công tác thẩm định. Hoặc mở rộng thông tin cảnh báo sớm về các ngành ngành hàng sẽ có nhiều biến động..thông quan những con số cụ thể. NHNN cần có cơ chế khuyến khích và kiểm soát các NHTM trong việc cung cấp đầy
đủ thông tin về KHCN.
- Hiện tại thông tư phân loại nợ theo CIC đã có hiệu lực, tuy nhiên hệ
thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng tại các NHTM đang xây dựng mang tính chất nội bộ, với các chỉ tiêu khác nhau, dẫn đến thông tin của trung tâm CIC sẽ không nhất quán. Vì vậy để việc cung cấp và khai thác thông tin hiệu quả, chính xác và có tính thống nhất cao kiến nghị NHNN xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng KHCN thống nhất trong toàn ngành ngân hàng.
- Tăng cường vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng mang tính hệ thống cũng như phát hiện các trường hợp NHTM nới lỏng điều kiện cho vay không tuân theo quy định NHNN để lôi kéo khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và những rủi ro tín dụng sau này.