BỆNH NHÂN/ NGƯỜI SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần traphaco giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 29)

thị, giới thiệu sản phẩm đến bác sĩ, nâng cao thương hiệu cho sản phẩm là rất cần thiết đem lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp trong việc gia tăng lợi nhuận.

Kênh phân phối thuốc thứ hai là kênh qua các cửa hàng, quầy thuốc. Thuốc từ nhà sản xuất trong nước, hoặc từ công ty nhập khẩu được đến với các công ty phân phối cấp 1( Zuellig, Diethielm, Mega Product, Viễn Đông, Đông Á, IC…) đến các nhà phân phối cấp 2, 3… hoặc chợ sỉ , sau đó đến các hiệu thuốc bán lẻ trước khi đến tay người tiêu dùng. Từ đó ta có thể thấy tính chất phức tạp, lòng vòng của hệ thống phân phối thuốc của Việt Nam, một nguyên nhân khiến giá thuốc khó được kiểm soát [14].

Ở nhóm bán sỉ, nổi lên ở 2 hình thức: công ty phân phối sỉ và chợ sỉ. Nhiệm vụ của công ty phân phối sỉ là đổ hàng xuống cho chợ sỉ. Hiện nay, theo IMS, công ty chuyên thống kê và theo dõi các thông tin chiến lược cho ngành dược, 3 công ty phân phối sỉ nước ngoài tại Việt Nam là Zuellig Pharma, Mega Products, Diethelm Vietnam đã chiếm đến hơn 50% thị trường và phần còn lại được chia cho khoảng 800 công ty phân phối nước ngoài và trong nước khác. Lý do của sự chênh lệch này là Zuellig Pharma, Mega Products và Diethelm Vietnam có hệ thống quản lý quốc tế và tạo được mạng lưới khổng lồ với các nhà sản xuất thuốc. Doanh thu của các công ty phân phối sỉ có thể dao động từ 100-1000 tỉ đồng/năm tùy quy mô.

Công ty phân phối sỉ cung cấp thuốc cho chợ sỉ và cả 2 cùng phân phối thuốc trực tiếp đến các nhà bán lẻ. Vì thế, công ty phân phối sỉ và chợ sỉ vô hình trung vừa là bạn, vừa là đối thủ, dẫn đến những cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Hiện nay, một số công ty Việt Nam đã có quyền lực hơn khi vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà phân phối sỉ, như Công ty Dược Hậu Giang với mức tăng trưởng doanh thu bình quân 3 năm (2008-2010) là 17% và lợi nhuận 44,2%. Tuy nhiên, mô hình kiểu này vẫn còn hiếm hoi trong ngành dược Việt Nam.

Trong khi cuộc chiến giữa các nhà bán sỉ vẫn khốc liệt, các nhà bán lẻ lại âm thầm một ―cõi riêng‖ nhưng không kém phần sôi nổi. Theo cam kết với WTO, Ở mảng nhà thuốc bán lẻ nội địa đã có nhiều ngôi sao lớn như chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu (nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia ở mảng bán lẻ dược phẩm theo cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới). Không chỉ có Mỹ Châu, còn có hàng chục chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP (Thực hành nhà thuốc tốt) như V-Phano, ECO, Sapharco cũng được xem là thành công [21].

Mạng lưới phân phối

Mạng lưới phân phối ngành dược phẩm nhìn chung là phát triển rộng khắp (trung bình một điểm bán lẻ phục vụ khoảng 2000 người dân). Số lượng của các quầy thuốc và nhà thuốc cũng khá đông đảo.

Mạng lưới cung ứng thuốc tính đến cuối năm 2007 gồm có: + 29.541 quầy bán lẻ thuốc

+ 7.490 số lượng nhà thuốc tư nhân + 7.417 đại lý bán lẻ thuốc

+ 7.948 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã

+ 464 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước

+ 6.222 quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá

Nguồn: Hội nghị Ngành dược năm 2008

Tuy nhiên các cơ sở bán lẻ thuốc lại được phân bổ không đồng đều. Tại các thành phố lớn thì số lượng của các nhà thuốc tư nhân chiếm áp đảo số còn lại tập trung ở các thành phố, thị xã trung tâm các tỉnh. Tại các thị trấn, huyện thị có rất ít các nhà thuốc. Chủng loại và số lượng thuốc tại các nhà thuốc cũng khác nhau. Các nhà thuốc tư nhân ở thành phố có số lượng và chủng loại phong phú hơn nhiều so với các quầy thuốc thuộc vùng nông thôn. Các nhà thuốc tư nhân ngoài các mặt hàng thông thường còn có thêm các loại thuốc đặc trị ngoại nhập mà các quầy thuốc ở vùng nông thôn không có bán.

Để nâng cao chất lượng phục vụ, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc), GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) cho các cơ sở kinh doanh dược phẩm thực hiện. Hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang tiến hành triển khai thực hiện xây dựng chuỗi nhà thuốc thực hành tốt. Trên cơ sở kết quả thu được từ hai địa phương này sẽ triển khai mở rộng đối với các địa phương khác trên toàn quốc.

Nhìn chung mạng lưới phân phối dược phẩm Việt Nam còn hoạt động riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự liên kết để nâng cao chất lượng phân phối thuốc đến nguời tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài [14].

Thực trạng phân phối dƣợc phẩm sản xuất trong nƣớc

Dược phẩm sản xuất trong nước chủ yếu được phân phối theo mô hình sau:

Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam

Hình 1.4: Mô hình phân phối dƣợc phẩm của các doanh nghiệp dƣợc Việt Nam

Đây là mô hình phân phối đã hình thành từ thời bao cấp nhưng hiện nay vẫn được các doanh nghiệp sử dụng. Trong mô hình này có thể thấy các nhà

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Chi nhánh

Đại lý, nhà thuốc, Bác sĩ, trạm y tế.

Bác sĩ, Bệnh viện, đấu thầu, Bảo hiểm y tế.

Khách hàng Khách hàng

Công ty kinh doanh

Đại lý, nhà thuốc, Bác sĩ, trạm tại địa bàn

Khách hàng

sản xuất vẫn tự xây dựng hệ thống phân phối của riêng mình, phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Điều này dẫn đến tình trạng tốn kém chi phí lại không đầu tư chiều sâu cho quá trình huấn luyện, quản lý đội ngũ bán hàng.

Thuốc sản xuất trong nước được cung ứng vào các bệnh viện ngày càng tăng. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc năm 2006, 2007 tại 565 bệnh viện trong cả nước cho thấy:

Bảng 1.4: Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong bệnh viện

Tỷ trọng theo giá trị tiền thuốc 2003 2004 2006 2007

Thuốc sản xuất tại Việt Nam (%) 19.0 20.0 67.5 48.3

Thuốc nhập khẩu (%) 81.0 80.0 32.5 51.7

Nguồn: Hội nghị ngành dược năm 2008

Tỷ trọng thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng tại các bệnh viện chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện. Thuốc sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, giá thấp hơn thuốc nhập ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh và kết quả này phù hợp với thị phần thuốc sản xuất trong nước tại thị trường Việt Nam theo giá trị tiền thuốc (52.85%).

Tại các cửa hàng, quầy thuốc, dược phẩm Việt Nam chủ yếu vẫn được cung cấp ở các quầy thuốc thuộc trạm y tế xã, quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước và quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần. Tại các quầy thuốc bán lẻ hay các nhà thuốc tư nhân thì số lượng thuốc Việt Nam chiếm khoảng 60%. Giá thuốc ở các quầy thuốc cũng khác nhau. Tại các quầy thuốc bán lẻ và các nhà thuốc tư nhân giá bao giờ cũng cao hơn ở những quầy bán thuốc khác của doanh nghiệp Nhà nước và quầy thuốc của doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần [14].

Hạn chế trong phân phối dƣợc phẩm của các doanh nghiệp sản xuất

Một hạn chế trong hệ thống phân phối thuốc của các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam hiện nay là tính chưa chuyên nghiệp, chưa biết sử dụng công nghệ hiện đại và dịch vụ hậu mãi hoàn hảo. Nhân lực của các cơ sở kinh doanh còn chưa dáp ứng được yêu cầu, thiếu nhân lực có trình độ để tư vấn phân phối thuốc. Việc tuyên truyền quảng bá sử dụng thuốc trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó việc triển khai thực hiện các tiêu chuẩn GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc) và GPP (Thực hành tốt nhà thuốc) cũng đã được các doanh nghiệp triển khai thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn do nguồn tài chính có hạn. Nhìn chung các kho thuốc còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn GSP (Tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt). Hệ thống kho tàng của của một số ít công ty dược phẩm Trung ương, công ty dược phẩm của tỉnh, thành phố lớn tương đối rộng, kiên cố, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc tồn trữ, duy trì chất lượng thuốc trong quá trình lưu kho. Hầu hết kho thuốc của địa phương nhất là các hiệu thuốc huyện đều ko đạt yêu cầu bảo quản thuốc. Về trang thiết bị bảo quản vận chuyển thuốc, nhìn chung vẫn còn nghèo nàn. Việc trang bị hệ thống kệ theo đúng yêu cầu kĩ thuật, xe nâng, xe đẩy hàng, máy điều hoà không khí, máy hút ẩm, nhà lạnh, tủ lạnh…cũng chỉ thực hiện được ở một số kho của các công ty Trung ương ở các tỉnh, thành phố lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần traphaco giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)