5. Kết cấu của đề tài:
3.1.2 Nguyên nhân khách quan
Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính rườm rà gây ra các hạn chế về tài sản đảm bảo như: chi phí để đăng ký giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản cố định lớn, cùng với nhiều thủ tục hành chính rườm rà đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì lý do đó, nếu có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp không có đủ hoặc không có những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản theo quy định nên ngân hàng không thể tiến hành cho doanh nghiệp vay vốn.
Trong văn bản tín dụng của NHNN ban hành có Nghị định về đảm bảo tiền vay, khi vay vốn ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp có nguồn gốc xác định. Tài sản thế chấp hiện nay của các doanh nghiệp chủ yếu là đất đai, nhà xưởng nhưng hiện nay những tài sản này chưa được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền chứng nhận sở hữu cho chủ tài sản, do đó Ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi xem xét và xử lý tài sản thế chấp.
Do chưa có sự hướng dẫn cụ thể của nhà nước về cơ chế định giá tài sản thế chấp nên việc định giá tài sản thế chấp giữa ngân hàng và doanh nghiệp có sự khác nhau gây khó khăn cho quá trình định giá tài sản, đôi khi giá thực tế cao hơn giá nhà nước quy định. Như vậy ngân hàng phải tốn thêm thời gian cho việc định giá lại sao cho hợp lý.
Chế độ xử phạt đối với các báo cáo tài chính chưa thật sự mang tính răn đe nên hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang lựa chọn cách làm đẹp báo cáo tài chính như một lựa chọn dễ dàng và đơn giản mà không nghĩ đến những hệ lụy của tổng thể kinh tế. Thêm vào đó, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế. Đây cũng chính là một rào cản lớn khiến cho nguồn cung – cầu của nguồn vốn chưa thể gặp nhau.
Chưa có chính sách thành lập nhiều trung tâm bảo lãnh tín dụng, các công ty mua bán nợ, công ty xếp hạng tín dụng, nhà cung cấp thông tin. Thông thường, mặc dù doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng vẫn gặp khó khăn khi
vay vốn do yêu cầu tài sản thế chấp, do đó bảo lãnh của bên thứ ba là rất quan trọng. Tuy nhiên các tổ chức bảo lãnh chưa được thành lập nhiều do cơ chế chính sách từ phía nhà nước và những cơ quan ban hành có liên quan.