Phân tích chi phí Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh HCM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 34)

5. Kết cấu của đề tài:

2.1.4.2 Phân tích chi phí Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh HCM

HCM

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tổng chi phí hoạt động năm 2011 và 2012 tương đối ổn định. Đến 2013 thì chi phí hoạt động tăng đột biến ( tăng 194,67 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 132,8%). Nguyên nhân là do đây là giai đoạn thực hiện sáp nhập giữa PVFC và WTB theo sự chỉ đạo của NHNN. Giai đoạn này, ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để cơ cấu lại bộ máy hoạt động, xây dựng các chiến lược mới, mở rộng hoạt động kinh doanh thị trường, tăng cường hoạt động truyền thông, xây dựng hình ảnh, cơ sở vật chất hạ tầng…do đó lượng chi phí bỏ ra là rất lớn nhằm thực hiện những bước đi mới này của ngân hàng.

Cụ thể, trong các khoản mục chi phí, khoản chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chi phí khác. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi phí trả lãi năm 2012 tăng đột biến so với các năm thể hiện qua việc lỗ thuần từ hoạt động tín dụng ( tăng lỗ 151 tỷ đồng so với 2011). Con số trên cho thấy chiến lược huy động vốn của Chi nhánh vẫn phát huy tác dụng, số vốn huy động tăng nhanh, vì thế lãi tiền gửi phải trả khách hàng tăng tương ứng, tuy nhiên mức thu từ hoạt động tín dụng lại thấp. Đồng thời vào thời điểm này, PVFC và là một trong những tổ chức tín dụng có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn đối với khách hàng cũng là một trong những lợi thế giúp thu hút được lượng vốn huy động khá cao. Đến 2013 thì mức lỗ thuần đã dần được cải thiện do ảnh hưởng từ việc tái cơ cấu, nguồn thu từ hoạt động tín dụng được cải thiện, đồng thời chi phí vẫn cao do Ngân hàng vẫn thực hiện mục tiêu tăng cường huy động vốn.

Bên cạnh khoản mục chi phí trả lãi tiền gửi, khoản mục chi phí dự phòng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể qua các năm. Tùy thuộc vào tình hình chất lượng dư nợ mà Ngân hàng có kế hoạch trích lập dự phòng khác nhau. Nhìn chung, con số trích lập dự phòng khá phù hợp với tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2012, số quỹ trích lập dự phòng của Ngân hàng tăng đột biến so với năm 2011 (tăng 132,24 tỷ đồng tương đương 386,7%), nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là nền kinh kế khó khăn, sự phá sản, ngừng hoạt động của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng 2 tập đoàn lớn Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), làm cho mức nợ xấu phát sinh quá cao. Mặt khác Ngân hàng Nhà Nước quy định mức trích lập dự phòng cao hạn chế dòng tiền phát vay của ngân hàng ra thị trường nhằm khắc phục lạm phát. Sang năm 2013, số tiền trích lập dự phòng giảm đáng kể so với năm 2012 (giảm 138,43 tỷ ). Nguyên nhân chính của sụt giảm này là năm 2013 tình hình nợ xấu của Ngân hàng đã dần được giải quyết và được kiểm soát chặt chẽ, ngân hàng dần hoạt động có hiệu quả nên mức trích lập dự phòng được điều chỉnh lại cho hợp lý.

2.1.4.3 Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh HCM

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ kết quả kinh doanh của Ngân hàng ta có thể thấy mức lợi nhuận của ngân hàng biến động mạnh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2012.

Năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh ( giảm 146,93 tỷ đồng tương ứng giảm 90% so với năm 2011) nguyên nhân là do trong năm này, mức trích lập dự phòng rủi ro đã ăn mòn lợi nhuận của Ngân hàng với mức trích lập 166,44 tỷ đồng.

Năm 2013, mức lợi nhuận tăng trưởng trở lại đạt 35,21 tỷ đồng (tăng 111,98% so với năm 2012) do Ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tăng cường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm bớt chi phí dự phòng, tuy nhiên chi phí hoạt động vẫn cao. Nhưng nhìn chung, hoạt động Ngân hàng vẫn đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)