5. Kết cấu của đề tài:
2.1.6.3 Biện pháp tổ chức thực hiện
Hoạt động tín dụng: Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng của NHNN. Tiếp tục tái cấu trúc danh mục tín dụng, tập trung mọi nguồn lực để xử lý rủi ro. Đẩy mạnh phát triển tín dụng cá nhân, đặc biệt là các sản phẩm thẻ và cho vay tiêu dùng.
Hoạt động nguồn vốn: Huy động vốn đáp ứng các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, thanh khoản trong hoạt động. Tăng đầu tư trái phiếu, công trái Chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN phát hành, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác được NHNN chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lưu ký, giao dịch trên thị trường tiền tệ nhằm mục đích tăng tính thanh khoản các tài sản nắm giữ .
Hoạt động đầu tư: Rà soát các khoản đầu tư, thực hiện cơ cấu các khoản đầu tư không đạt lợi nhuận kỳ vọng (cổ phiếu niêm yết, dự án, OTC) Tiếp tục dịch chuyển cơ cấu danh mục đầu tư theo hướng giảm đầu tư trực tiếp nhiều rủi ro.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ: Linh hoạt trong việc mở trạng thái ngoại tệ, tìm hiểu thông tin, nắm bắt các cơ hội, kịp thời đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp. Lựa chọn sản phẩm giao dịch phù hợp với chất lượng từng TCTD, đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn.
Hoạt động dịch vụ: Tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng khác (bảo lãnh, thanh toán quốc tế, quản lý dòng tiền, quản lý tài khoản, quản lý vốn ủy thác) nhằm tăng doanh thu từ thu phí.
Mặt khác, PVcomBank còn đang thực hiện các bước đi bài bản: Thuê HAY Group tư vấn về cơ chế đánh giá hiệu quả lao động và xây dựng quy chế lương thưởng căn cứ trên mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ. Thuê Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) tư vấn hoạch định chiến lược phát triển để hướng tới mục tiêu Top 5 ngân hàng TMCP có các chỉ số an toàn cao nhất và đứng đầu về tài trợ vốn cho lĩnh vực năng lượng vào năm 2015. Ban lãnh đạo PVcomBank cũng đang đánh giá các giải pháp công nghệ ngân hàng phù hợp để tiến hành hợp nhất các hệ thống công nghệ, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển thêm mạng lưới chi nhánh và ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới, nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Trong thời gian sắp tới, ngân hàng hợp nhất cũng tính đến nhiều phương án xử lý nợ xấu như: cơ cấu khoản vay đối với khách hàng có phương án kinh doanh khả thi; tái cấp hạn mức và phát triển dư nợ với khác hàng kinh doanh tốt; cấn trừ nợ, khởi kiện, xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng nghiên cứu khả năng xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), bán nợ cho TCTD hoặc tổ chức, cá nhân khác...Việc xem xét tăng tổng dư nợ thông qua phát triển tín dụng phù hợp được ngân hàng hợp nhất coi như là định hướng cơ bản để giảm nợ xấu giai đoạn 2014-2015.