5. Kết cấu của đề tài:
2.2.5 Các biện pháp đảm bảo tín dụng đối với DNVVN
2.2.5.1 Các biện pháp đảm bảo tín dụng
a. Các biện pháp đảm bảo tín dụng bằng tài sản
PVcomBank quy định bắt buộc khách hàng phải có tài sản đảm bảo, đồng thời phải có 50% vốn doanh nghiệp tham gia vào dự án. Các biện pháp đảm bảo được áp dụng: Nhận cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng, nhận cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, các biện pháp đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
b. Các biện pháp đảm bảo tín dụng trong trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo
Khách hàng được xem xét cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản khi thuộc một trong số các trường hợp sau: Đối tượng được cấp tín dụng theo quy định của chính phủ. Khách hàng cá nhân đủ điều kiện và thuộc đối tượng được PVcomBank cho vay trả góp bằng lương. Khoản cấp tín dụng được bảo lãnh bởi một trong các bên thứ 3 sau đây: Bên bảo lãnh là Chính phủ Việt Nam hoặc do tổ chức được Chính Phủ Việt Nam ủy quyền, Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).
Bên bảo lãnh là TCTD thuộc nhóm 2 trở lên ( theo quy chế áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của PVcomBank) tai thời điểm xem xét cấp tín dụng
Bảng 2.3 Đánh giá xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
STT Hạng của khách hàng
Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng Rủi ro 1 AAA Tài chính mạnh, năng lực cao trong quản trị,
hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển lâu dài, vững vàng trước những tác động kinh tế, uy tín thanh toán tốt
Thấp nhất
2 AA Khả năng sinh lời tốt, hoạt động hiệu quả, ổn định, quản trị tốt, triển vọng phát triển lâu dài, uy tín thanh toán tốt
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn AAA 3 A Tài chính ổn định, có những hạn chế nhất
định, hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như AA, quản trị tốt, triển vọng phát triển tốt, uy tín thanh toán tốt
Thấp
4 BBB Tài chính ổn định trong ngắn hạn, uy tín thanh toán tôt
Trung bình
5 BB Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn, hoạt động kinh doanh tốt nhưng dễ bị tổn thương do sức ép cạnh tranh, kinh tế. Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi không được đảm bảo 6 B Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền
biến động, hiệu quả kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh, dễ bị tác động
Cao
7 CCC Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ một số năm tài chính gần đây, hiện đang vật lộn phục hồi khả năng sinh lời
Cao. Là mức cao nhất có thể chấp nhận được
8 CC Hiệu quả hoạt động thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn, năng lực quản lý kém
Rất cao
9 C Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi, năng lực tài chính yếu kém, có nợ quá hạn, năng lực quản
lý kém
10 D Bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý rất kém
Đặc biệt cao
Nguồn: phòng tín dụng doanh nghiệp Ngân hàng PVcomBank chi nhánh HCM 2.2.5.2 Các điều kiện về tài sản đảm bảo
TSĐB phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng của bên bảo đảm, TSĐB phải là tài sản được phép giao dịch, tài sản không có tranh chấp, tài sản phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật và quy định của PVcomBank, tài sản có tính thanh khoản cao.
2.2.6 Tình hình khách hàng là DNVVN
Bảng 2.4 Thống kê số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng stt Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) 1 Tổng số khách hàng 2032 100 3435 100 4187 100 2 Số khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
267 13,13 487 14,18 923 22,04
Nguồn: phòng tín dụng doanh nghiệp Ngân hàng PVcomBank chi nhánh HCM
0 1000 2000 3000 4000 5000 2011 2012 2013 KH cá nhân và doanh nghiệp lớn DNVVN
Biểu đồ 2.3 Số lượng Khách hàng là DNVVN tại PVcomBank từ 2011 đến 2013
Dựa vào biểu đồ ta thấy số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với PVcomBank có xu hướng tăng nhanh qua các năm chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trong thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Sự tăng trưởng nhanh về mặt số lượng kéo theo sự tăng trưởng và thay đổi cơ cấu các nhóm khách hàng. Nhìn chung ta thấy nhóm khách hàng là DNVVN chiếm
tỷ trọng tương đối lớn và ngày càng tăng nhanh trong tổng số khách hàng giao dịch với PVcomBank. Bởi vì đây là một bộ phận doanh nghiệp đông đúc và năng động trên thị trường. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì nhóm doanh nghiệp này sẽ ngày càng xuất hiện nhiều và góp phần rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Song song đó là nhu cầu vốn ngày càng cao và dồi dào, do đó trong tương lai nhóm khách hàng này sẽ có xu hướng ngày càng gia tăng, và ngân hàng cũng sẽ có nhiều biện pháp ưu đãi nhằm thu hút đối tượng khách hàng này.
2.2.7 Kết quả hoạt động cho vay đối với DNVVN 2.2.7.2 Tình hình dư nợ 2.2.7.2 Tình hình dư nợ
a. Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1, Nông, lâm, ngư nghiệp 224,93 0,5 397,92 1 413,40 1 2, Dầu khí, khai thác khoáng sản, điện 19.074,08 42,4 17.667,84 44,4 19.016,47 46 3, Sản xuất 4.903,47 10,9 4.894,47 12,3 5.787,62 14 4, Xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản 5.848,18 13 5.173,01 13 4.134,01 10 5, Thương mại, dịch vụ và các ngành khác 14.935,36 33,2 11.659,18 29,3 11.988,64 29 Tổng Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 44.986,04 100 39.792,43 100 41.340,16 100
0 10000 20000 30000 40000 50000 2011 2012 2013 thương mại, dịch vụ xây dựng, BĐS sản xuất dầu khí, khoáng sản nông, lâm ngư
Biểu đồ 2.4 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Nhìn chung, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có dấu hiệu giảm so với những năm trước đây. Đặc biệt năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản, do đó ngân hàng phải thắt chặt hoạt động tín dụng nhằm tránh rủi ro xấu có thể xảy ra. Hiện nay, nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc, mặt khác kể từ khi thực hiện sáp nhập, ngân hàng đang tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục cho vay, sàng lọc khách hàng, giảm thiểu khách hàng có tình hình tài chính yếu kém nhằm nâng cao chất lượng dư nợ cho vay.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ của nhóm ngành dầu khí khai thác khoáng sản và điện chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng nhanh từ 42,4% năm 2012 tăng lên 46% năm 2013. Nguyên nhân là do đây là nhóm ngành được PVcomBank ưu tiên thu xếp vốn và có nhiều kinh nghiệm trong ngành, mang lại nguồn thu nhập lớn. Bên cạnh đó, dư nợ của nhóm ngành thương mại dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng cao, do đây là nhóm ngành hoạt động ngày càng hiệu quả, có mức tăng trưởng ổn định, ít chịu biến động của nền kinh tế, do đó kém rủi ro hơn; mặc dù có dấu hiệu giảm mạnh kể từ 2012, tuy nhiên đến cuối 2013, nhóm ngành này đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Nhóm ngành sản xuất cũng có xu hướng ngày càng tăng do trong tình trạng kinh tế hiện nay thì hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần khôi phục nên nhu cầu nguồn vốn cũng tăng cao. Ngoài ra, nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn được duy trì ổn định ở mức 1% và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ. Vì đây là nhóm ngành kém phát triển, mang lại nguồn thu nhập thấp. Mặt khác, tỷ trọng dư nợ nhóm ngành xây dựng, đầu tư bất động sản đang có giấu hiệu giảm dần do nền kinh tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn bất lợi, bất động sản vẫn trong tình trạng trì trệ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, ngân hàng thắt chặt và khắt khe hơn khi cho vay nhóm ngành này.
Bảng 2.6 Chất lượng nợ cho vay
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên PVFC năm 2011, 2012 và PVcomBank 2013
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Nợ xấu (nhóm 3-5) 1.033,8 2,29 2.280,2 5,59 2.055,12 4,96 Tổng dư nợ tín dụng 44.986,04 100 39.792,43 100 41.340,16 100 Loại 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 42.711,66 94,95 34.638,61 87,19 36.407,24 88,07 Nợ cần chú ý 1.240,58 2,76 2.873,62 7,22 2.877,80 6,97
Nợ dưới tiêu chuẩn 245 0,54 349,71 0,81 282,68 0,68
Nợ nghi ngờ 172,2 0,38 320,52 0,73 296,55 0,71
Nợ có khả năng mất vốn
616,6 1,37 1.609,97 4,05 1.475,89 3,57
Tổng dư nợ tín dụng 44.986,04 100 39.792,43 100 41.340,16 100
0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 nợ xấu Biểu đồ 2.5: tình hình nợ xấu
Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết dư nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất chứng tỏ chi nhánh đã theo dõi tình hình dư nợ và thu nợ khách hàng khá tốt. Năm 2012 tỷ lệ nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn biến động tăng hơn 2 lần so với năm 2011 là do gặp phải rủi ro đối với các khoản cho vay đối với 2 tập đoàn lớn Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), ngân hàng đã khoanh khoảng cho vay theo chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước để lên phương án xử lý và thu hồi. Trong đó, với Vinashin là khoản cho vay từ năm 2009, và Vinalines là khoản cho vay từ năm 2011. Ngoài ra, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nguyên nhân khác là do nền kinh tế thế giới và Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, các doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động cao nên các ngân hàng đều cùng lâm vào tình trạng nợ xấu cao. Đến 2013 sau sáp nhập, ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ, tích cực xử lý các khoản nợ xấu. Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tình trạng nợ xấu (nhóm 3-5) đến 2013 đã giảm đáng kể so với mức biến động năm 2012. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ là không đáng kể và có xu hướng giảm dần chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động hiệu quả và nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát và dự phòng của chi nhánh và chi nhánh sẽ phối hợp với bộ phận xử lý nợ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với nhóm nợ 3-5 ( nhóm nợ xấu) thì ngân hàng có các chính sách trích lập dự phòng. Cụ thể:
Bảng 2.8 Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ
Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0
2 Nợ cần chú ý 5%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên PVcombank năm 2013
c. Phân tích dư nợ theo thời gian
Bảng 2.9 Dư nợ theo thời gian
Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 20.963,49 46,6 17.743,44 44,59 17.465,84 42,25 Nợ trung hạn 5.308,35 11,8 4.934,26 12,4 5.438,85 13,16 Nợ dài hạn 18.714,2 41,6 17.114,72 43,01 18.435,45 44,59 Tổng 44.986,04 100 39.792,43 100 41.340,16 100
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên PVFC năm 2011, 2012; PVcomBank 2013
0 10000 20000 30000 40000 50000 2011 2012 2013 nợ dài hạn nợ trung hạn nợ ngắn hạn
Biểu đồ 2.6: dư nợ theo thời gian
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm dần (46,6% năm 2011, đến 2013 còn 42,25%). Vì với tình hình hiện nay thì nhu cầu vốn lưu động của khách hàng ngày càng tăng cao do mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh cùng với những ưu đãi hấp dẫn từ phía ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn: ưu đãi lãi suất cho vay, lãi suất hỗ trợ, miễn giảm các loại phí. Tuy nhiên, tín dụng ngắn hạn là hình thức tín dụng dễ bị lạm dụng nhất nên ngân hàng sẽ khắt khe hơn khi xét duyệt cho vay. Và xu hướng giảm này đang thể hiện mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng là tập trung tăng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn. Qua đó ta thấy dư nợ trung và dài hạn cũng đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và đang có xu hướng tăng. Tuy
những khoảng vay này chứa đựng rủi ro cao hơn và thời gian thu hồi vốn lâu nhưng do đa số khách hàng vay trung dài hạn thường vay với số tiền lớn để đầu tư, xây dựng mới nên số dư nợ sẽ cao và đây là các khoản đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Và ngân hàng đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh và phát triển các khoản vay trung và dài hạn. Do đó các khoản vay trung dài hạn sẽ được ưu tiên phê duyệt và đảm bảo hiệu quả.
2.2.7.3 Nợ quá hạn a. Tình hình nợ quá hạn a. Tình hình nợ quá hạn
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, thu nhập giảm sút, năng xuất thấp, thị trường bất động sản vẫn trong tình trạng trì trệ dẫn đến việc thanh toán các khoản nợ của ngân hàng chậm hơn thời gian thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nên số nợ trả không đúng hạn chuyển sang nợ quá hạn.
Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu nợ quá hạn 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng( %) Đến 3 tháng 283,4 0,63 468,1 1,17 364,06 0,8 Trên 3 tháng 2.163,38 4,8 5.824,06 14,64 5.480,42 13,2 Tổng dư nợ 44.986,04 100 39.792,43 100 41.340,16 100
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên PVFC năm 2011, 2012; PVcomBank 2013
Quan sát bảng số liệu ta thấy năm 2011 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2012 do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế cũng như rủi ro từ các khoản tín dụng lớn đối với các tập đoàn lớn làm cho các khoản nợ quá hạn tăng cao gần gấp 3 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, với những biện pháp cứng rắn trong công tác xử lý nợ cũng như việc sáp nhập hoạt động giữa PVFC và WTB năm 2013 tình trạng nợ quá hạn đang có dấu hiệu giảm và nằm trong tầm kiểm soát hoàn toàn của PVcomBank. Những rủi ro trong tín dụng của từng ngành, từng kỳ hạn, từng thành phần kinh tế đều được định hướng rõ ràng và phát triển theo thế mạnh về quy mô và tầm hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng cũng đang thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc đối với các khoản nợ quá hạn.
b. Cách xử lý khi bị quá hạn
Hiện nay ngân hàng áp dụng 3 phương án xử lý đối với nợ quá hạn:
Phương án 1: Cơ cấu lại nợ cho khách hàng
Phương án 2: Khởi kiện
Tùy theo mức độ và tính chất của từng khoản nợ mà ngân hàng áp dụng biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo quá trình thu hồi nợ đạt hiệu quả cao cho ngân hàng. Theo đó, tuân thủ chặt chẽ theo quy định của nhà nước, ngân hàng đã lập các mức trích lập dự phòng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động ngân hàng.
Bảng 2.11 Mức trích dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn sau khi trừ đi tài