Khó khăn của hoạt động cho vay đối với DNVVN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 56)

5. Kết cấu của đề tài:

2.2.9.2 Khó khăn của hoạt động cho vay đối với DNVVN

a. Về phía DNVVN

Tài sản bảo đảm

Để thực hiện vay vốn ngân hàng, ngoài các tiêu chí định lượng, định tính về kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời, doanh nghiệp cần có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít doanh nghiệp khi vay vốn cũng không đảm bảo thực hiện được tiêu chí này.

Đối với những hồ sơ vay vốn nhưng thiếu tài sản bảo đảm, NHTM sẽ đề nghị thế chấp tài sản của bên thứ ba nhưng không được đại diện doanh nghiệp hoặc người có liên quan đến doanh nghiệp đồng ý. Điều này là bất hợp lý và gây khó khăn cho ngân hàng bởi nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những biến động khó lường trước. Cũng có trường hợp một tài sản đảm bảo được thế chấp tại hai ngân hàng khác nhau. Như vậy, ngân hàng đã giải ngân vốn 2 lần cho cùng một tài sản đảm bảo, nếu có rủi ro xảy ra thì thiệt hại kinh tế là rất lớn.

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch

Theo đánh giá của các cán bộ tín dụng, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thường thiếu minh bạch và không thống nhất. Trong khi đó, khi quyết định việc cho một doanh nghiệp vay vốn thì ngân hàng thường quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thuận lợi cho thủ tục xin vay vốn, không ít doanh nghiệp đã chỉnh sửa báo cáo tài chính theo đúng tiêu chuẩn quy định do ngân hàng đặt ra. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời làm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng.

Tìm cách để trốn thuế

Bên cạnh nhiều doanh nghiệp dù hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng đang cố tạo ra báo cáo tài chính khả quan, thì một số doanh nghiệp lại cố tình thực hiện hành vi gian lận thuế, trốn thuế nhằm đạt được lợi ích kinh tế riêng như hạch toán tăng chi phí không thực tế, gian lận thuế giá trị gia tăng… Điều này gây ra sự bất công đối với đa số những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn, với một kết quả kinh doanh kém hiệu quả, khi thực hiện phân loại khách hàng, ngân hàng không thể thực hiện cho vay vốn bởi lo ngại nợ xấu của ngân hàng tăng cao.

Năng lực quản trị doanh nghiệp còn yếu kém

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để làm nên sự thành công của một doanh nghiệp là năng lực quản trị của doanh nghiệp đó. Đây cũng là một trong

những yếu tố để ngân hàng mở rộng cánh cửa cho vay đối với doanh nghiệp. Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều trưởng thành và phát triển từ kinh nghiệm thực mà không được đào tạo bài bản nên dẫn thiếu những kỹ năng cần thiết để xử lý khi có những tình huống bất ngờ phát sinh.

b.Về phía Ngân hàng

Khó khăn trước khi cho vay

Khó khăn về nguồn thông tin

Thông thường trước khi quyết định cho một khoản vay, CV QHKHDN phải thu thập được các thông tin về khách hàng mà mình cho vay: lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, các mối quan hệ kinh tế, tín dụng…do vậy khi tiếp xúc khách hàng khó khăn đầu tiên phải đối mặt đó là thông tin.

Khi thụ lý một đơn xin vay, đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thì việc điều tra các quan hệ tín dụng trước đó của doanh nghiệp là cần thiết. Điều này là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của khoản vay. Việc điều tra các quan hệ tín dụng có hai vấn đề cơ bản: xác nhận độ chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp, khám phá các thông tin mới cần có để hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc điều tra tín dụng phải sử dụng 4 nguồn thông tin cơ bản:

o Báo cáo từ các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp xin vay.

o Báo cáo từ các doanh nghiệp khác có liên quan đến doanh nghiệp xin vay.

o Báo cáo từ các cơ quan quản lý doanh nghiệp

o Các thông tin đại chúng.

Để có được các thông tin, các Ngân hàng đều có mối quan hệ mua các dịch vụ thông tin tín dụng từ các trung tâm rủi ro tín dụng và khi được cung cấp thì NH phải trả phí. Tuy nhiên nguồn thông tin ngân hàng lưu trữ rất hạn chế, chủ yếu dưới dạng hồ sơ lưu các hợp đồng tín dụng đã thực hiện, do đó đối với các khách hàng mới thì không thể khai thác được.

Để nắm bắt được nguồn thông tin về khách hàng, CV QHKHDN phải mất nhiều thời gian tiếp xúc với các nhà cung cấp xem họ thực sự có khả năng tài chính không, ngoài ra có thể trực tiếp phỏng vấn ban lãnh đạo, tham quan nhà xưởng, kho bãi. Tuy nhiên do những cuộc gặp gỡ được báo trước nên cũng có thể xảy ra tình trạng làm sai lệch thông tin và những đánh giá của ngân hàng.

Do đó nguồn thông tin NH sử dụng để đánh giá doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu sự đa dạng vì phần lớn mang tính sổ sách nên chưa thể hoàn toàn tin cậy.

Khó khăn khi xác định mục tiêu và mục đích của người đi vay

Khi đưa ra một yêu cầu vay vốn, doanh nghiệp phải có mục tiêu và kế hoạch kinh doanh rõ ràng: mua sắm thiết bị mới, cải tiến, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoặc để bù đắp sự gia tăng hàng tồn kho, nguyên vật liệu theo thời vụ.... Khi tiếp xúc với doanh nghiệp, CVQHKHDN có thể thấy mục tiêu của doanh nghiệp không được xác định rõ ràng, do đó đòi hỏi phải tìm được mục tiêu vay vốn thực sự của người đi vay. Trong đó, vay vốn lưu động là hình thức tín dụng đễ bị lạm dụng nhất. Hình thức này thường được doanh nghiệp sử dụng và có

thể sẽ bị biến đổi về mục đích sử dụng khoản vay đó. Do đó khi xem xét một doanh nghiệp xin vay vốn lưu động cần xem xét doanh nghiệp có thật sự cần nguồn vốn để bù đắp nhu cầu vốn tạm thời hay không, chuyên viên cần xác định mức độ hợp lý cho các khoản vay là thật sự cần thiết hay không.

Khó khăn trong việc nhận tài sản đảm bảo

Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất: Việc cầm cố máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhằm tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng vốn sản xuất kinh doanh mà còn tạo cơ hội cho TCTD tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc cầm cố những tài sản này thường gặp khó khăn trong thủ tục và công tác thẩm định: Máy móc, thiết bị thường đã qua sử dụng nên việc đánh giá định giá là khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của TSĐB, đồng thời phải có khả năng giám sát việc sử dụng TSĐB của khách hàng.. Mặt khác, các TSĐB này dễ bị lỗi thời, lạc hậu, giảm giá trị do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hơn nữa do quá trình cạnh tranh gay gắt nên doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy khi nhận cầm cố và đặc biệt phải bán thanh lý khi người vay không trả được nợ là rất phức tạp và số tiền thu hồi thường không đủ gốc và lãi vay do ít người mua lại máy móc thiết bị dây chuyền đã qua sử dụng, do đó việc bán tài sản kéo dài dẫn đến hư hỏng, xuống cấp, mất giá trị.

Đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa: Đối với loại TSĐB này có thể tồn tại các rủi ro sau: Sự biến động của giá cả thị trường dẫn đến giá trị hàng hóa thấp hơn giá trị lúc định giá. Doanh nghiệp thông đồng với bảo vệ giải chấp hàng hóa mà không có lệnh thông báo giải chấp của ngân hàng. Hàng hóa có số lượng lớn nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra đong đếm, do đó CV QHKHDN thường chọn mẫu để kiểm tra mẫu mã, quy cách, đôi khi không chính xác gây thiệt hại cho ngân hàng. Do tác động của thị trường hàng hóa, do đó tính thay thế rất cao, sự đổi mới của kỹ thuật công nghệ đã cho ra đời các sản phẩm mới thường xuyên với giá cả phải chăng nên khi khoản vay gặp rủi ro thì việc phát mãi hàng hóa thu hồi nợ sẽ gặp khó khăn.

Khó khăn khi thẩm định cho vay

Nhiều doanh nghiệp, nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng. Hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch.

Năng lực nội bộ doanh nghiệp yếu, các hệ số tài chính không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định được dòng tiền luân chuyển, do đó không tính toán được khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các doanh nghiệp thiết lập phương án, dự án đầu tư sơ sài, thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét cho vay.

Khó khăn trong quá trình tái lập và thẩm tra Báo cáo tài chính

Sau khi đưa ra quyết định cho vay và tiến hành giải ngân cho khách hàng, công việc tiếp theo của CV QHKHDN là tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhằm hiểu rõ hơn về diễn biến tài chính để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Đồng thời ngân hàng cũng kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Khó khăn thường gặp là khách hàng không nhiệt tình cung cấp thông tin số liệu định kỳ và hành vi trả nợ của khách hàng không tốt gây khó khăn cho CV QHKHDN.

Khó khăn khi thu nợ các khoản vay doanh nghiệp

Việc thu hồi các khoản vay doanh nghiệp thường gặp các rủi ro sau: Nếu công tác quản lý, giám sát nguồn vốn lỏng lẽo sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm dụng, sử dụng sai mục đích gây thua lỗ , doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ. Ngoài ra, nếu cho vay thế chấp hàng tồn kho, doanh nghiệp dùng tài sản này thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, đến khi thua lỗ, mất khả năng trả nợ thì các ngân hàng tranh giành quyền sở hữu tài sản thế chấp. Doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn, gây khó khăn cho việc truy đòi.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 nêu lên các thông tin tổng quát về lịch sử hình thành, hoạt động ngành nghề, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, các định hướng tương lai mà Ngân hàng đang phấn đấu để đạt được. Thông qua những chặng đường cụ thể mà Ngân hàng đã đi qua, từ đó nêu lên những nhận xét và đánh giá về những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được trong quá trình hoạt động kể từ khi chưa tiến hành sáp nhập đến sau khi sáp nhập. Thông qua các kết quả đạt được, rút ra những thuận lợi và khó khăn thách thức đối với Ngân hàng trong quá trình phát triển.

Bên cạnh đó, từ những kết quả đã đạt được trong hoạt động kinh doanh, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn đối với Ngân hàng khi thực hiện hoạt động cho vay đối với DNVVN. Làm cơ sở đưa những nhận định, phương hướng và những phương pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN ở chương sau.

Mặt khác, ở chương này còn làm rõ các nội dung về các quy định hoạt động, các điều kiện về đối tượng khách hàng, lãi suất, các hình thức, phương thức cho vay đối với khách hàng mà thực tế Ngân hàng đang áp dụng. Qua đó có thể đưa ra các so sánh đối chiếu về sự tương quan đối với các cơ sở lý thuyết đã được nhắc đến ở chương 1.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HCM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)