Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Việc phát các bảng câu hỏi và thảo luận với khách hàng đã mua bảo hiểm được thực hiện bởi chính tác giả và các tư vấn viên đang làm việc tại Cơng ty bảo hiểm Nhân thọ Prudential Nha Trang. Kích thước mẫu: Cĩ nhiều quan điểm rất khác nhau về giới hạn kích thước mẫu. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & ctg, 1988), theo Paul Hague, 2002 thì nếu đối tượng nghiên cứu trên 100.000 thì độ lớn của mẫu là 384, cịn theo Hoelter, 1983 thì cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Cũng cĩ nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1989) (trích trong Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) hay 15 mẫu cho một biến. Hoặc tổng số mẫu tối thiểu từ 100-150 (Hair&ctg, 1998) hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter, 1983 trích trong Hồng Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng tổng số mẫu nghiên cứu là 210. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì cĩ 55 mẫu bị loại do cĩ nhiều ơ trống chưa được đánh dấu, cuối cùng chỉ cĩ 155 mẫu là sử dụng được sau khi đã gạn lọc.
Tĩm tắt chương 2
Tĩm lại, chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng và đánh giá các thang đo đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại thành phố Nha Trang. Qui trình nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhĩm với 5 tư vấn viên đang làm việc tại Văn phịng Prudential Nha Trang. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu là n = 155. Kết quả khảo sát được xử lý qua phần mềm SPSS 18.0 và kết quả đo lường được trình bày trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU