Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua quá trình xát trắng – đánh bóng tại xí nghiệp chế biến gạo bình minh (Trang 74)

a. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm đến hiệu suất thu hồi quá trình xát trắng, đánh bóng

Ảnh hƣởng của độ ẩm đến từng công đoạn xát trắng, đánh bóng

Mục đích: tìm đƣợc độ ẩm tối ƣu trong từng công đoạn sản xuất để đạt đƣợc hiệu suất thu hồi gạo là tốt nhất để điều chỉnh các thiết bị cho phù hợp làm nâng cao năng suất từ đó làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.

Cách tiến hành

Lấy mẫu gạo lức sau sàng tạp chất và trƣớc khi đƣa vào máy xát 1, mẫu gạo sau khi qua máy xát 1, máy xát 2, máy xát 3, máy đánh bóng 1, máy đánh bóng 2 và máy đánh bóng 3.

Ở mỗi mẫu lấy 3 lần cho vào các túi PE đã đƣợc đánh dấu, xem đầu ra của thiết bị này là đầu vào của thiết bị kia. Tiến hành lấy liên tục để có đảm bảo nguồn nguyên liệu qua công đoạn xát trắng và đánh bóng là nhƣ nhau, do đó cần tiến hành nhanh và chính xác vì nguyên liệu chuyển từ công đoạn này sang công đoạn khác mất khoảng vài phút.

Để tránh sai số quá lớn trong khi thực hiện ta tiến hành trộn 3 mẫu đã lấy thành 1 mẫu rồi dùng bay chia mẫu trộn đều 4 – 5 lần và chia đều mẫu theo phƣơng pháp chia chéo thành 4 phần bằng nhau và lấy 2 phần đối diện cứ làm nhƣ thế đến khi lƣợng mẫu còn lại khoảng 1000 hạt sau đó đem cân khối lƣợng.

Hình 4.4. Cách chia mẫu theo đƣờng chéo

(Nguồn xí nghiệp Bình Minh)

Độ ẩm ở mỗi mẫu đƣơc đo bằng máy Kett và lấy trung bình của 3 lần đo. Tính toán và thu nhận kết quả

Hiệu suất thu hồi qua từng công đoạn A = 100 – (B – C)*100/B

Trong đó A: hiệu suất thu hồi (%)

B: khối lƣợng 1000 hạt gạo đầu vào của công đoạn cần tính (g) C: khối lƣợng 1000 hạt gạo đầu ra của công đoạn cần tính (g)

Ảnh hƣởng của độ ẩm nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi toàn quá trình

Mục đích: tìm ra độ ẩm thích hợp nhất để đạt đƣợc hiệu suất thu hồi là cao nhất. Qua đó làm tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm.

Cách tiến hành: cách lấy và phân tích mẫu tƣơng tự nhƣ thí nghiệm trên nhƣng ta chỉ thực hiện ở công đoạn trƣớc máy xát 1 và sau máy lau bóng 3.

Tính toán và thu nhận kết quả A = 100 – (B – C)*100/B Trong đó A: hiệu suất thu hồi (%)

B: khối lƣợng của 1000 hạt gạo lức nguyên liệu (g)

C: khối lƣợng của 1000 hạt gạo sau khi qua máy đánh bóng 3 (g)

b. Thí nghiệm 2: Khảo sát tỉ lệ thu hồi gạo qua mỗi thiết bị sản xuất chính

Mục đích: giúp tìm hiểu rõ hơn về hiệu suất thu hồi của quá trình xát trắng, đánh bóng. Theo dõi đƣợc hao hụt qua mỗi công đoạn sản xuất.

Cách tiến hành: làm nhƣ thí nghiệm 1, sau đó sẽ lấy trung bình về độ ẩm cũng nhƣ là khối lƣợng của tất cả các mẫu.

Tính toán và thu nhận kết quả A = 100 –(B – C)*100/B

Trong đó A: hiệu suất thu hồi (%).

B: khối lƣợng của 1000 hạt gạo lức nguyên liệu (g).

C: khối lƣợng 1000 hạt gạo lần lƣợt qua các thiết bị máy xát 1, máy xát 2, máy xát 3, máy lau bóng 1, máy lau bóng 2, máy lau bóng 3 (g).

c. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi gạo

Mục đích: biết đƣợc ở các khoảng nhiệt độ khác nhau có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu suất thu hồi gạo.

Cách tiến hành: lấy 1 – 2kg mẫu ở mỗi công đoạn tƣơng tự thí nghiệm 1, dùng nhiệt kế cầm tay đo nhiệt độ đầu vào lặp lại 3 lần ở mỗi thiết bị và ghi nhận kết quả.

Tính toán và kết quả thu nhận

Ngành Công nghệ thực phẩm Trang 75

Chƣơng 5. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua quá trình xát trắng – đánh bóng tại xí nghiệp chế biến gạo bình minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)