Máy lau bóng chủ yếu dựa trên sự ma sát giữa gạo với các bộ phận trong buồng xát kết hợp với nƣớc đƣợc phun dƣới dạng sƣơng để bóc lớp cám trên bề mặt hạt gạo và tạo độ bóng cho hạt.
Cấu tạo máy lau bóng đƣợc thể hiện ở hình 3.5.
Hình 3.5. Máy lau bóng gạo
(Nguồn http://lamico.com.vn)
Cấu tạo máy lau bóng gạo:
- Máy lau bóng có dạng hình hộp chữ nhật đƣợc phủ kín bởi những tấm thép dày. Máy gồm một trục rỗng có chiều dài 1,5 m. Trên thân trục có nhiều lỗ nhỏ, đƣờng kính 8 mm, để bơm nƣớc và phun sƣơng lên bề mặt gạo đồng thời gió có thể vào buồng xoa bóng đƣợc. Một đầu của trục đƣợc lắp các dao đặt ở đầu trục để đẩy gạo ra, một đầu của trục đƣợc lắp các vít tải để đẩy nguyên liệu vào.
- Bao quanh trục là hai tấm lƣới xát có hình lục giác đƣợc nối với quạt hút cám, ngoài ra, trên trục còn lắp puli để nhận động lực.
Nguyên lí hoạt động
Nguyên liệu đƣợc đƣa vào máy lau bóng qua hệ thống gàu tải đƣợc vít tải chuyển vào buồng xát, tại đây gạo sẽ đƣợc trục và dao cuốn theo chiều quay thì khối gạo quay theo với vận tốc lớn tạo nên sự cọ xát giữa gạo và lƣới, giữa hạt và hạt, làm cho cám trên bề mặt hạt gạo tróc ra, lúc này nƣớc đƣợc phun vào với liều lƣợng thích hợp nên cám dễ tróc hơn. Không khí đƣợc quạt hút vào trục rỗng qua các lỗ của trục vào trong lớp hạt đang dịch chuyển mang theo phần cám tự do qua lõ sàng ra khỏi máy lau. Gạo đƣợc lau bóng xong ra khỏi thiết bị ở cửa tháo sản phẩm.
Lau bóng gạo theo phƣơng pháp phun sƣơng nƣớc sau khi hạt gạo đã qua công đoạn xát trắng trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: phun sƣơng nƣớc tạo ẩm trên bề mặt hạt gạo. - Giai đoạn 2: lau bóng hạt gạo.
- Giai đoạn 3: làm khô, sạch hạt gạo. Ƣu, nhƣợc điểm:
- Ƣu điểm: kết cấu máy cứng vững, các chi tiết chuyển động cân bằng tốt. Điều khiển nạp liệu bằng khí nén và điện nên an toàn thuận tiện.
- Nhƣợc điểm: kết cấu phức tạp, năng suất thấp.