Yếu tố thuộc về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu khảo sát tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua quá trình xát trắng – đánh bóng tại xí nghiệp chế biến gạo bình minh (Trang 46)

Quá trình xát trắng

- Số lần xát: muốn bóc đƣợc vỏ hạt phải tạo ra trong buồng xát áp lực tƣơng đối lớn. Gạo xát càng trắng thì áp lực xát càng lớn. Gạo xát một lần thƣờng có tỉ lệ gãy nát cao do chịu áp lực trong buồn xát quá lớn. Thƣờng trong nhà máy chọn phƣơng pháp xát nhiều lần để giảm tỉ lệ gạo gãy nát tuy nhiên việc xát nhiều lần cũng làm cho gạo bị tách cám nhiều khối lƣợng hạt gạo sẽ bị giảm.

- Vận tốc trục xát: vận tốc trục xát có liên quan đến tốc độ dịch chuyển của gạo trong buồng xát. Vận tốc trục xát càng lớn thì tốc độ dịch chuyển của gạo trong buồng xát cũng tăng, thời gian gạo lƣu lại trong buồng xát cũng ngắn đi, năng suất của thiết bị tăng lên. Nhƣng nếu vận tốc trục xát tăng quá một giới hạn nào đó thì mức bóc cám giảm, gạo không đạt độ trắng theo yêu cầu. Hơn nữa vận tốc trục xát cao sẽ gây lực ly tâm lớn, lực va đập lớn làm cho gạo bị gãy nhiều. Nếu vận tốc trục xát nhỏ thì tốc độ dịch chuyển của gạo trong buồng xát cũng nhỏ, do đó năng suất của thiết bị giảm, thời gian chà xát lâu làm nội nhủ mài mòn trọng lƣợng hạt giảm, gạo trắng không đều.

- Lƣu lƣợng: Nguyên liệu vào buồng xát đƣợc khống chế bằng cửa vào và cửa ra của gạo. Cửa vào và cửa ra phải đƣợc điều chỉnh một cách nhịp nhàng cân đối sao cho trong buồng xát đảm bảo có một áp lực cần thiết đủ để bóc vỏ hạt gạo. Khi cửa vào lớn, cửa ra nhỏ áp suất thiết bị tăng và ngƣợc lại. Cửa vào mở to nguyên liệu vào quá nhiều làm năng suất tăng nhƣng mức trắng giảm, gạo bị gãy nát nhiều. Cửa vào nhỏ lƣu lƣợng gạo vào ít năng suất giảm, hiệu suất bóc cám tăng. - Điều chỉnh dao gạo: dao gạo dùng để khống chế mức bóc cám. Thu hẹp khoảng cách giữa dao gạo và trục xát thì trở lực trong buồng xát tăng, mức bóc cám tăng nhƣng đồng thời tỉ lệ gãy nát cũng tăng.

- Rây cám: lƣới cám có tác dụng để cám thoát ra và tăng cƣờng trở lực của buồng xát do đó cách sắp xếp và kích thƣớc lỗ cám có ảnh hƣởng đến hiệu suất xát gạo. Lỗ cám nhỏ khó thoát, lỗ cám lớn gạo sẽ lọt qua rây hoặc giắt vào rây rồi bị gãy. - Lỗ lƣới nhỏ: trong quá trình xát cám không đƣợc đƣa ra ngoài hoàn toàn lƣợng cám không thoát đƣợc sẽ trộn chung với gạo làm cho mức độ bóc cám giảm (vì cám nhiều làm cho ma sát giữa lƣới với hạt giảm hiệu suất bóc cám không cao, gạo không trắng).

- Lỗ lƣới lớn: hiệu quả bóc cám cao nhƣng gạo có thể cùng với cám lọt qua rây hoặc giắt vào rây làm gãy hạt gạo. Lỗ lớn tấm mãnh sẽ theo cám bị quạt hút ra ngoài làm giảm giá trị kinh tế.

Quá trình lau bóng

- Lƣu lƣợng: cần điều chỉnh lƣu lƣợng gạo vào cho thích hợp nhằm tăng năng suất thiết bị và tăng giá trị cảm quan cho gạo. Nếu lƣợng gạo vào quá nhiều, gạo không đƣợc xáo trộn đều nhiều hạt không tiếp xúc đƣợc với lƣợng nƣớc phun ra làm cho gạo có bề mặt xù cám, không nhẵn bóng làm giảm giá trị cảm quan. Nếu lƣợng gạo vào ít quá sự cọ xát giữa gạo với gạo không cao, quá trình bóc cám không triệt để làm gạo không bóng giảm hiệu suất thiết bị.

- Quả đối trọng: nhằm điều chỉnh lƣợng gạo ra và thay đổi áp lực trong buồng xát. Áp lực buồng xát lớn lực ma sát giữa các hạt gạo, giữa gạo và lƣới tăng nhƣng hạt gạo sẽ bị gãy nát nhiều. Áp lực buồng xát nhỏ thì độ trắng bóng của gạo không cao. Vì vậy, tùy sản phẩm mà điều chỉnh quả đối trọng cho phù hợp với yêu cầu. - Lƣợng nƣớc phun: nƣớc phun vào khối gạo tạo môi trƣờng ẩm. Nếu lƣợng nƣớc phun vào quá lớn hạt bị ẩm dính vào nhau gây khó khăn cho quá trình bóc cám, cám sẽ dính lại trên bề mặt hạt gạo làm hạt bị sần, ố, giảm giá trị cảm quan. Nếu lƣợng nƣớc phun vào quá ít sẽ gây khó khăn cho quá trình bóc cám, gạo không đủ ẩm để làm tróc cám ra cũng nhƣ không đủ lƣợng nƣớc để đẩy cám ra làm hạt gạo không nhẵn bóng và bị sọc cám.

- Gạo không đƣợc tách cám triệt để sau một thời gian bảo quản cám sẽ hút ẩm làm gạo bị ôi khét làm giảm giá trị thƣơng phẩm và giá trị sử dụng.

- Kích thƣớc lƣới: lƣới có kích thƣớc lớn cám thoát ra dễ nhƣng lại làm giảm áp lực trong buồng lau. Lƣới có kích thƣớc nhỏ cám khó thoát ra có thể làm nghẽn trục quay cám lại trên bề mặt làm giảm giá trị cảm quan.

Một phần của tài liệu khảo sát tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua quá trình xát trắng – đánh bóng tại xí nghiệp chế biến gạo bình minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)