Nguyên liệu đƣợc gàu tải múc lên và qua sàng tạp chất, để làm sạch nguyên liệu và loại các tạp chất nhƣ rác, dây, vật nhọn,…ra ngoài.Để đảm bảo chất lƣợng thành phẩm, không ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất, độ bền thiết bị do lƣợng tạp chất gây nên, cần phải loại bớt tạp chất.
Sàng tạp chất tách các thành phần không phải là gạo ra khỏi gạo bằng các lớp lƣới. Sau khi gạo làm sạch đƣợc bồ đài chuyển tải qua bộ phận khác.
3.2.5 Bồ đài
Mục đích chuyển tải gạo từ bộ phận này sang bộ phận khác nhờ truyền động của dây gàu tải.
3.2.6 Xát trắng
Nhằm loại bỏ các lớp vỏ gạo lức, làm hạt gạo trắng hơn tạo giá trị cảm quan cho hạt gạo. Ngoài ra còn thu đƣợc một lƣợng cám và những vỏ trấu còn sót lại khi xay. Đây là một trong những khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng gạo thành phẩm.
3.2.7 Lau bóng
Gạo sau khi qua máy xát trắng sẽ tiếp tục qua máy lau bóng để đánh bóng hạt gạo đúng chất lƣợng. Quá trình này loại bỏ các vẩy cám dính trên bề mặt hạt gạo, giữ lại chất lƣợng sản phẩm gạo trắng và cho phép sản phẩm gạo có thể đƣợc giữ lâu hơn.
Tùy theo chất lƣợng của từng loại gạo mà công nhân kĩ thuật vận hành có thể điều chỉnh lƣợng nƣớc trong hệ thống phun sƣơng cho phù hợp.
3.2.8 Sấy
Gạo sau khi lau bóng xong đƣợc gàu tải chuyển sang thùng sấy. Sau đó, khởi động hệ thống quạt hút để cung cấp gió hoặc nhiệt độ cho hệ thống sấy để tiến hành sấy gạo. Nhằm hạ độ ẩm của gạo thành phẩm đạt yêu cầu, tránh những hƣ hỏng xảy ra theo thời gian bảo quản. Tùy theo độ ẩm của gạo trƣớc và sau khi ra khỏi thiết bị sấy mà thời gian gạo đƣợc giữ lại trong thiết bị lâu hay mau. Thiết bị sấy hoạt động cho đến khi gạo đạt độ ẩm thích hợp thì cho gạo thoát ra ngoài nhờ vào cửa thoát gạo, quá trình sấy gạo tiếp tục diễn ra theo nguyên tắc sấy liên tục.
Đối với gạo có độ ẩm khoảng 15,5 – 17,5% thì tiến hành sấy lửa. Đối với gạo có độ ẩm khoảng 15 – 15,5% thì tiến hành sấy gió nhằm góp phần làm giảm một
phần độ ẩm hoặc làm nguội gạo sau khi sấy lửa, tránh hiện tƣợng hút ẩm trở lại trong quá trình bảo quản.
- Sấy lửa: Than đá đƣợc cho vào lò nấu cho đến khi đầy, sau đó lửa đƣợc cung cấp vào để đốt than đá trong lò. Hơi nóng từ lò than đá đƣợc quạt hút về và đẩy lên thùng sấy. Tùy theo độ ẩm ban đầu cũng nhƣ độ ẩm cần đạt đƣợc của gạo thành phẩm mà ta điều chỉnh nhiệt độ sấy bằng tấm chắn ở gần lò than đá. Trong quá trình sấy lửa, than đá đƣợc bổ sung đều đặn để đảm bảo lửa luôn đƣợc giữ để cung cấp nhiệt độ cho thiết bị sấy đƣợc ổn định.
- Sấy gió: Quá trình sấy gió diễn ra tƣơng tự nhƣ sấy lửa. Tuy nhiên, sấy gió không có sử dụng than đá để đốt thành lửa và tạo nhiệt mà chỉ hút không khí khô bên ngoài để sấy cho gạo bên trong thùng sấy.
3.2.9 Sàng tách thóc
Mục đích: tách thóc ra khỏi gạo thành phẩm. Tại công đoạn này gạo và thóc đƣợc tách riêng. Thóc sau quá trình tách sẽ đƣợc đóng bao để đƣa ra ngoài chế biến lại hoặc dùng cho các mục đích khác.
3.2.10 Phân loại
Phân từng loại tấm ra khỏi hỗn hợp gạo – tấm, nhằm tạo ra gạo có tỷ lệ tấm đúng với từng loại gạo. Tăng độ đồng đều và chất lƣợng cho gạo thành phẩm.
Tùy theo tấm yêu cầu có trong gạo thành phẩm mà có sự điều chỉnh lƣợng tấm vào gạo thích hợp ngay trên đƣờng ra của gạo và tấm.
Nguyên liệu xuống sàng phải vừa phải, không quá ít cũng không quá nhiều để tránh hiệu suất phân loại của sàng giảm.
Kích thƣớc lỗ lƣới của từng tấm lƣới trên sàng đảo phải đảm bảo hiệu suất thu hồi tấm và tỉ lệ tấm lẫn trong gạo thấp.