Kết quả ghép đàn và huấn luyện trâu đực Murrahi nhảy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai f1 nuôi tại nông hộ (Trang 56)

cái địa ph−ơng

Việc phát triển đàn trâu lai FB

1B bằng truyền giống nhân tạo gặp nhiều khó khăn nên khó áp dụng ở địa bàn nông thôn. Do vậy, tốc độ triển khai chậm. Bằng biện pháp nuôi ghép đàn huấn luyện trâu đực Murrahi nhảy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng trong điều kiện nông thôn, việc phát triển đàn trâu lai nhanh hơn. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nuôi ghép trâu đực Murrahi với trâu cái địa ph−ơng và huấn luyện nhảy trực tiếp. Kết quả đ−ợc thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả ghép đàn trâu đực Murrahi với trâu cái địa ph−ơng

Ph−ơng pháp Tuổi bắt đầu ghép (tháng) Số trâu đực MR nuôi ghép (con) Số đực nhẩy trực tiếp (con) Tỷ lệ đạt (%) 12-24 4 4 100 Ghép đôi nuôi chung (1Đực +1Cái) 25-36 2 1 50 Ghép nhóm nuôi chung (1Đực + >3Cái) 12-24 2 2 100 Tổng TB 12-36 8 7 87,5

Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy: Trong số 8 trâu đực Murrahi đ−ợc nuôi ghép với trâu cái địa ph−ơng có 6 con đ−ợc ghép theo hình thức ghép

đôi (1 đực Murrahi + 1 cái địa ph−ơng) và 2 con đ−ợc ghép theo hình thức ghép nhóm (1đực Murrahi + > 3 cái địa ph−ơng). Trong số trâu đực Murrahi đ−ợc ghép, số trâu có độ tuổi bắt đầu ghép từ 12 –24 tháng có 6 con, trâu đ−ợc ghép có độ tuổi bắt đầu ghép từ 24 –36 tháng có 2 con. Sau thời gian theo dõi từ khi ghép đến tuổi phối giống chúng tôi thu đ−ợc kết quả là: Hầu hết số trâu đực Murrahi đ−ợc nuôi ghép đàn trong nông hộ đ−ợc huấn luyện, tiếp xúc với trâu cái địa ph−ơng động dục đã nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng. Trong số 6 trâu đực Murrahi đ−ợc bắt đầu nuôi ghép theo hai ph−ơng thức ở giai đoạn 12- 24 tháng đến tuổi phối giống tất cả 6 con đã phối trực tiếp với trâu cái địa ph−ơng đạt tỷ lệ100%. Trong 2 trâu đực đ−ợc nuôi ghép đàn và huấn luyện ở giai đoạn 25 - 36 tháng tuổi chỉ có 1 trâu nhẩy phối giống trực tiếp với trâu cái địa ph−ơng đạt tỷ lệ 50%, còn lại 1 trâu đực Murrahi (số 2775) không nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng đã đ−ợc chuyển về trung tâm để khai thác tinh dịch phục vụ cho thụ tinh nhân tạo.

Nh− vậy, việc bắt đầu đ−a trâu đực Murrahi ghép đàn với trâu cái địa ph−ơng và huấn luyện cho phối giống trực tiếp ở giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi có kết quả cao hơn hẳn so với ghép đàn ở giai đoạn 24 - 36 tháng. Điều đó cho thấy trâu đực Murrahi đ−ợc sớm tiếp súc với trâu cái địa ph−ơng, nuôi chung trong cùng một môi tr−ờng thì khi đến tuổi phối giống, trâu đực Murrahi có phản xạ nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng.

Biện pháp này đã đ−ợc nghiên cứu thử nghiệm ở rất nhiều nơi và cho kết quả khả quan: ở Bến Cát - Sông Bé ng−ời ta đã đ−a ra 8 nghé đực 1-2 năm tuổi nuôi ghép đàn với trâu cái địa ph−ơng kết quả đã có 4 nghé nhẩy trực tiếp. Lý do là trâu đực Murrahi đ−ợc tiếp xúc với trâu cái địa ph−ơng từ nhỏ, cách ly hoàn toàn với trâu cái Murrahi, nên quen dần với trâu cái địa ph−ơng. Đồng thời, do nhu cầu sinh lý nên sau khi thành thục về tính trâu đực Murrahi nhẩy trâu cái địa ph−ơng bình th−ờng (Mai Văn Sánh, 1996) [24].

Tại Trại thực tập thí nghiệm của Tr−ờng Đại học nông nghiệp III Bắc Thái (cũ) có 2 trâu đực Murrahi nhẩy trực tiếp, tại Trại thí nghiệm trâu Ngọc

Thanh - Vĩnh Phú có 4 trâu đực Murrahi đ−ợc huấn luyện nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng thành công. Cũng có tr−ờng hợp trâu đực Murrahi tr−ởng thành đã tách khỏi đàn trâu cái Murrahi chỉ sống với trâu cái địa ph−ơng. Thậm chí ở Cao Bằng có 1 trâu đực Murrahi nhẩy quen đến mức chỉ nhẩy trâu cái địa ph−ơng mà không chịu nhẩy trâu cái Murrahi nữa, ( Mai Văn Sánh, 1996) [24].

Theo Cockrill, (1982) [23] trâu đực Murrahi khó huấn luyện nhẩy trực tiếp trâu đầm lầy. Tuy nhiên, nếu nuôi chung với trâu cái địa ph−ơng từ nhỏ thì vẫn có thể nhẩy.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi với 7/8 trâu đực Murrahi nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng ở 2 hình thức ghép đàn khác nhau có thể rút ra nhận xét: Trâu đực Murrahi hoàn toàn có thể nhẩy trực tiếp trâu cái địa ph−ơng với điều kiện trâu đực Murrahi đ−ợc nuôi chung với trâu cái địa ph−ơng từ nhỏ, tách biệt với trâu cái Murrahi. Đây là kết quả rất quan trọng có thể áp dụng trong điều kiện thực tiễn chăn nuôi hiện nay để phát triển nhanh đàn trâu lai, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai f1 nuôi tại nông hộ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)