Trong giai đoạn 2001 –2005 số l−ợng trâu cả n−ớc tăng rất chậm, tốc độ tăng bình quân 1%/ năm. Năm 2001 đàn trâu cả n−ớc 2,8 triệu con, năm 2005 có 2,92 triệu con. Nh−ng khi so sánh giữa các vùng sinh thái lại có sự khác nhau. Trong khi đàn trâu ở các vùng: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên có xu h−ớng tăng, tốc độ tăng t−ơng ứng là 4,45; 2,06; 11,93; và 9,54 %/năm thì ở vùng Đông Bắc lại biến động theo từng năm (có năm giảm có năm tăng), đặc biệt năm 2004 giảm 0,9 % thì năm 2005 tăng 1,1%. Nh−ng số l−ợng trâu ở vùng này có xu h−ớng giảm nhẹ với tốc độ giảm 0,73 %/ năm. Đàn trâu ở vùng đồng bằng Sông Hồng tăng nhẹ, tốc độ tăng 2,22%. Nh−ng đến năm 2004 –2005 tốc độ lại giảm. Đàn trâu của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng
sông Cửu Long cũng có xu h−ớng giảm và giảm mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ (4,4% và 0,72% năm).
Năm 2002 tốc độ tăng tr−ởng của đàn trâu đạt thấp nhất (cả n−ớc tăng 0,24%), tập trung chủ yếu ở một số vùng: Tây Bắc, Duyên Hải Miền Trung (tăng 2,39 và 1,56%) và giảm mạnh ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long (giảm 8,11 và 7,16%). Nh−ng đến năm 2005 đàn trâu có xu h−ớng tăng, tốc độ tăng trên cả n−ớc đạt cao nhất 1,82%, đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 6,56, Tây Nguyên đạt 5,54, Duyên Hải Miền Trung đạt 3,8%, Tây Bắc 3,49%, Đông Bắc đạt 1,1%. Chỉ có ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đàn trâu giảm t−ơng ứng 5,62 và 2,02 %.
Bảng 1.3: Số l−ợng trâu và tỷ lệ phân bố theo vùng sinh thái năm 2005
Khu vực Số l−ợng ( 1000 con) Tỷ lệ so với cả n−ớc (%) Cả n−ớc 2922,15 100 Miền Bắc 2568,72 87,91 Đồng bằng sông Hồng 145,90 4,99 Đông Bắc 1226,39 41,97 Tây Bắc 453,05 15,50 Bắc Trung Bộ 743,38 25,44 Miền Nam 353,43 12,09
Duyên Hải Miền Trung 139,47 4,77
Tây Nguyên 71,86 2,46
Đông Nam Bộ 103,27 3,53
Đồng bằng sông Cửu Long 38,83 1,33
U
Nguồn:U Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001 –2005 và định h−ớng phát triển thời kỳ 2006-2010 - Cục Chăn Nuôi – Bộ NN&PTNT tháng 6 năm 2006 [5]
Đàn trâu n−ớc ta tập trung chủ yếu ở Miền Bắc (chiếm 87,91 %), đặc biệt tập trung ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc. Các tỉnh có số l−ợng trâu nhiều nhất trên cả n−ớc tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc (Các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Sơn La…). Vùng Đông Bắc có số l−ợng trâu nhiều nhất chiếm 41,97%, Bắc Trung Bộ 25,44% và ít nhất là khu vực đồng bằng Sông Cửu Long 1,33%. Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm sinh thái phù hợp với chăn nuôi trâu. Hơn nữa, ở các vùng này sức kéo dùng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là con trâu và con trâu thực sự là “ máy kéo” của nhà nông. (Nguồn: Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001 –2005 và định h−ớng phát triển thời kỳ 2006-2010 - Cục Chăn Nuôi, Bộ NN&PTNT) tháng 6 năm 2006 [5].