Yếu tố thức ăn ảnh h−ởng đến tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của trâu, từ sự phát triển của bào thai đến quá trình sinh tr−ởng của nghé và trâu sau này.
Trong giai đoạn bào thai, việc cung cấp đủ thức ăn có giá trị dinh d−ỡng, cân đối axit- amin và khoáng là điều kiện cần thiết. Theo Agabayli, (1977) [1] trong điều kiện không đủ thức ăn cho trâu cái trong giai đoạn chửa, bào thai sẽ không đạt tiêu chuẩn. Tháng thứ hai, thai phát triển bằng 72 %, ở tháng thứ 3 - 4 là 11 % - 88 %, tháng 5 - 6 là 2 % - 63 %, tháng thứ 7 - 10 là 4 % - 65% so với khối l−ợng bình th−ờng. Trong điều kiện nuôi d−ỡng không đầy đủ thai và các cơ quan bên trong bị suy giảm nhiều, nhất là vào thời kỳ đầu. Lúc thai 3- 4 tháng tuổi, da, tim, phổi, dạ dày... sinh tr−ởng chậm lại. Trong điều kiện thiếu thức ăn, bộ x−ơng thai phát triển kém bình th−ờng. Khối l−ợng x−ơng lúc 3 - 4 tháng tuổi kém tiêu chuẩn 36 - 81%, tháng 5 - 6 kém 32-36 %... Từng loại x−ơng và kích th−ớc của chúng cũng phát triển kém hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Điều này ảnh h−ởng rất lớn đến sự phát triển của nghé sau này. Ng−ợc lại, nếu đ−ợc nuôi d−ỡng tốt, x−ơng phát triển tốt có thể v−ợt tiêu chuẩn 20- 30%. Việc chăm sóc nuôi d−ỡng đầy đủ trâu mẹ, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nuôi d−ỡng định h−ớng và thu đ−ợc đàn con chất l−ợng cao.
ở Trinidat, nghé 6 - 12 tháng tuổi đ−ợc nuôi d−ỡng trên đồng cỏ trong mùa khô, có chăn thêm bã mía, rỉ mật, tốc độ tăng tr−ởng trung bình là 0,922kg/ ngày, còn nuôi trên đồng cỏ xấu, không có bổ sung gì thì tốc độ tăng tr−ởng là 0,49kg/ ngày. Những trâu đực thiến non đ−ợc nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối l−ợng trung bình là 0,67kg/ ngày. Rỉ mật đ−ờng đ−ợc coi là thức ăn bổ sung có giá trị (Bennett, 1973) [43].
Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực (1985) [30] cho biết : ngoài yếu tố giống, thức ăn cũng quyết định tốc độ sinh tr−ởng của nghé. Nghé cùng đàn, lúc sơ sinh đạt 28-30kg, nếu nuôi d−õng tốt 1 năm tuổi có thế đạt 200-220 kg, ng−ợc lại nuôi d−ỡng kém chỉ đạt trên d−ới 150 kg. Trong quá trình phát triển năm đầu tiên quan trọng nhất vì giai đoạn này có tốc độ sinh tr−ởng cao. Nếu
nghé thiếu sữa, sau cai sữa thiếu cỏ, khối l−ợng sẽ thấp, các chiều phát triển không t−ơng xứng, nghé còi cọc. Tốc độ tăng khối l−ợng càng cao ở những năm sau, do vậy cần nuôi d−ỡng nghé tốt ở giai đoạn này, đặc biệt là mùa khô thiếu cỏ ( Nguyễn Văn Vực và cs, 1985) [42].
Những thí nghiệm ở IRắc đã so sánh hệ số tăng tr−ởng và tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của trâu đực và bò đực. Những trâu và bò này ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi vào lúc bắt đầu thí nghiệm. Chúng đ−ợc nuôi d−ỡng bằng thức ăn xanh, cỏ alfafa, rơm lúa mỳ và thức ăn tinh trong 126 ngày. Kết quả, trâu đực có mức tăng khối l−ợng trung bình 1,163kg /ngày, bò đực 0,889kg/ ngày. Trâu tiêu tốn thức 4,32 kg các chất dinh d−ỡng tiêu hoá cho 1 kg tăng trọng, còn bò tiêu tốn 4,6 kg. Trong những thí nghiệm nuôi d−ỡng ở Ai Cập, trâu 18 tháng tuổi có mức tăng khối l−ợng trung bình 359 kg, trong khi đó ở bò chỉ đạt 263 kg. Trâu Paskistan đ−ợc nuôi d−ỡng chăm sóc trong điều kiện tốt có mức tăng khối l−ợng trung bình là 0,86kg/ ngày. Trong một điều tra khác, ng−ời ta đã thí nghiệm trên những trâu đực với những loại thức ăn địa ph−ơng trong thời kỳ 70 ngày có mức tăng khối l−ợng trung bình là 1,04 kg/ ngày ( FAO, 1977) [47].
Một thí nghiệm ở Đông Bắc Braxin, trâu giống Địa Trung Hải đ−ợc vỗ béo bằng cỏ, cám lúa mì và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày. Khối l−ợng bình quân lúc bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc thí nghiệm là 333 kg. Mức tăng khối l−ợng hàng ngày là 0,875 kg (Smith và cộng sự, 1993) [70]
Nguyễn Đức Chuyên (2004) [8] đã làm thí nghiệm bổ sung thức ăn cho nghé vào ban đêm, ngoài thức ăn nghé thu nhận đ−ợc khi chăn thả tự do ngoài bãi chăn. Sau 6 tháng làm thí nghiệm tác giả đã khẳng định: Tăng khối l−ợng của lô nghé thí nghiệm tăng hơn 10 –12% so với lô nghé đối chứng (không đ−ợc bổ sung thức ăn vào ban đêm), chi phí cho 1 kg tăng khối l−ợng lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối trứng 8,11%.
Nguyễn Văn Th−ởng (2000) [38] nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm 5- 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám / con/ ngày ( ngoài thức ăn ăn đ−ợc khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi
đạt 266,70- 288,92 kg ± 4,85, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2% so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả. Qua đó có thể khẳng định rằng: ngoài yếu tố giống thì thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh h−ởng trực tiếp đến quá trình sinh tr−ởng, phát triển của trâu.