Khả năng sản xuất của gia súc là các tính trạng số l−ợng có giá trị kinh tế, liên quan đến năng xuất. Giá trị đo l−ờng của các tính trạng này gọi là giá trị kiểu hình ( Phenotype). Giá trị kiểu hình của một tính trạng đ−ợc quy định bởi 2 yếu tố: Kiểu gen (Genotype) và môi tr−ờng (Environment). Kiểu gen là tập hợp tất cả các gen quyết định tính trạng nào đó, còn môi tr−ờng là tất cả các yếu tố không di truyền ảnh h−ởng tới giá trị kiểu hình. Có thể biểu diễn giá trị kiểu hình bằng công thức:
P = G + E Trong đó: P là giá trị kiểu hình Trong đó: P là giá trị kiểu hình G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch của môi tr−ờng
Giá trị kiểu gen th−ờng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ tạo thành, các gen đó gây nên giá trị cộng gộp. Ngoài ra, sự tác động qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một locut, đặc biệt các cặp alen dị hợp tử, gây nên sai lệch trội và sự tác động giữa các gen thuộc các locut khác nhau gây lên sai lệch át gen. Theo ph−ơng thức hoạt động đó, có thể biểu diễn giá trị kiểu gen bằng công thức: G = A + D + I
Trong đó: G là giá trị kiểu gen A là giá trị cộng gộp D là sai lệch trội I là sai lệch át gen
Trong công tác giống giá trị cộng gộp là quan trọng nhất, đó là cơ sở di truyền cho việc chọn lọc. Còn sai lệch trội và sai lệch át gen không cố định, không di truyền đ−ợc nh−ng lại là cơ sở của việc lai tạo để tạo −u thế lai.
Sai lệch môi tr−ờng là sai lệch do các nhân tố môi tr−ờng tác động lên con vật. Sai lệch môi tr−ờng chung là các sai lệch do các nhân tố môi tr−ờng tác động lên toàn bộ các cá thể trong một nhóm vật nuôi hoặc tác động nên cả đời con vật, lên toàn thân con vật. Các nhân tố này có tính chất th−ờng xuyên và không cục bộ. Sai lệch môi tr−ờng riêng là các sai lệch do các nhân tố môi tr−ờng tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong một nhóm vật nuôi hoặc tác động lên một giai đoạn nào đó trong đời của con vật hoặc tác động lên một phần nào đó trong cơ thể con vật. Nhân tố này không th−ờng xuyên và cục bộ.
Trong quá trình sống cơ thể gia súc luôn gắn bó với môi tr−ờng và chịu tác động rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh. Cơ thể phải thích nghi để tồn tại và phát triển. Mỗi tính trạng hình thành đều có tác động của cả di truyền và ngoại cảnh. Các tính năng sản xuất của gia súc chịu ảnh h−ởng lớn bởi điều kiện ngoại cảnh. Các tính trạng này có hệ số di truyền thấp và trong chăn nuôi ng−ời ta tác động bằng các yếu tố kỹ thuật để nâng cao năng suất vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [36].