Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc về con trâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai f1 nuôi tại nông hộ (Trang 37)

Trâu Murrahi là giống trâu sữa nổi tiếng thế giới đã đ−ợc nghiên cứu từ nhiều thập kỷ tr−ớc. Từ Murrahi có nghĩa là xoắn trôn ốc, thể hiện đặc điểm nổi bật của giống trâu là sừng xoắn trôn ốc. Smith (1993) [70] đã nghiên cứu về giống trâu này và đặt tên là Murrahi, tên này đ−ợc chính thức dùng từ lần công bố đặc điểm giống đầu tiên năm 1939 trong ICAR, Bulletin số 27. Phillips (1945) [63], Kaura (1952) [55], Rife (1960) [66] đã nghiên cứu về các

đặc điểm và tính năng sản xuất của giống trâu này và vào năm tiêu chuẩn giống của trâu Murrahi đã đ−ợc tái bản trong ICAR, Bulletin số 86. Các tác giả đã mô tả khá đầy đủ, chi tiết về các đặc điểm ngoại hình của giống và một số tính năng sản xuất, đều nhận xét giống trâu này có khả năng sản xuất sữa tốt.

Từ các nguồn tài liệu khác nhau ng−ời ta đã tổng kết đ−ợc sản l−ợng sữa trung bình trong ba kỳ theo dõi là 1650, 1780 và 1630 kg. Mặc dù chúng cũng đ−ợc dùng nhiều làm gia súc cày, kéo ở các vùng nông thôn và ngoại ô, nh−ng đó không phải là −u thế (Cockrill, 1982) [23].

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu sâu về lĩnh vực giống, dinh d−ỡng, sinh sản và các tính năng sản xuất khác của giống trâu này. Năm 1982, trong tác phẩm kinh điển của mình “The husbandry and health of the domestic buffalo”, (Cockrill, 1982) [23] đã tập hợp các kết quả nghiên cứu nhiều thập kỷ của nhiều tác giả trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định những đặc điểm về giống, khả năng thích nghi, sinh sản, sinh tr−ởng, cho sữa, cho thịt và khả năng lai tạo với các giống trâu khác, đặc biệt là giống trâu đầm lầy.

Trâu Murrahi thuần ở ấn độ đ−ợc nuôi d−ỡng và nghiên cứu ở nhiều cơ sở, điển hình là Viện nghiên cứu trâu sữa quốc gia Karnal. Năm 1977, Viện này đã công bố kết quả của mình từ năm 1958 về khối l−ợng sơ sinh của nghé, tỷ lệ nuôi sống, khối l−ợng nghé ở các lứa tuổi khác nhau, tốc độ sinh tr−ởng, tuổi đẻ các lứa, mùa vụ sinh sản, năng suất sữa các tháng, các lứa và một đời trâu, phẩm chất sữa. Các kết quả nghiên cứu của Viện này đã khẳng định t−ơng đối đầy đủ các tính năng sản xuất của giống trâu này. Rajihan và Pathaka (1977) [64] nghiên cứu về quản lý và nuôi d−ỡng trâu đã tổng kết một số đặc điểm sinh tr−ởng, sinh sản và tiêu chuẩn ăn cho các loại trâu ở các lứa tuổi khác nhau.

Trâu Murrahi đ−ợc nhập vào nhiều n−ớc Châu Âu, Châu á nh−: Bungari, Italia,Trung Quốc, Thái Lan, Philiphine, Malaysia, Indonesia, Việt

Nam... Nhiều vấn đề đã và đang đ−ợc tiếp tục nghiên cứu ở ấn Độ cũng nh− ở nhiều n−ớc khác, nhằm nâng cao khả năng sản xuất của chúng. Đồng thời trâu Murrahi cũng đ−ợc nghiên cứu về khả năng lai tạo với các giống trâu khác, đặc biệt với trâu đầm lầy để cải tạo đàn trâu địa ph−ơng. Fischer và Ulbrich (1968) [49] đã nghiên cứu nhiễm sắc thể của trâu thấy rằng: Trâu Murrahi có 50 nhiễm sắc thể, còn trâu đầm lầy chỉ có 48 NST. Con lai FB

1B giữa 2 giống trâu này có nhiễm sắc thể là 49, con lai F2 có sự khác nhau về số l−ợng nhiễm sắc thể 48 hoặc 49 hoặc 50 ( Chavananikul và ctv, 1994) [46].

Việc lai tạo trâu sông và trâu đầm lầy đã đ−ợc tiến hành từ nhiều thập kỷ tr−ớc ở Malaysia và Philiphine. Lee (1957) [ 56] đã mô tả con lai giữa trâu sông và trâu đầm lầy có mầu lông đen giống trâu sông nh−ng sừng thì trung gian giữa 2 giống trâu bố và trâu mẹ. Reyes (1948) [68] thấy rằng: Con lai giữa trâu Murrahi và trâu Philiphine đã to, cao, nặng hơn trâu thuần và tốc độ sinh tr−ởng cao hơn. Villegas (1959) [72] cho rằng con lai FB

1B hơn cả bố, mẹ về tầm vóc, khả năng cầy kéo và sản l−ợng sữa.

Trâu Murrahi đ−ợc nhập vào Trung Quốc từ ấn Độ năm 1957. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho lai tạo trâu Murrahi với trâu địa ph−ơng tạo con lai FB

1B.

Liu (1985) [57] đã thông báo: Trâu lai FB

1 Bgiữa trâu Murrahi và trâu đầm lầy địa ph−ơng có sản l−ợng sữa là 1153,7 kg/ chu kỳ 270,8 ngày; trâu đực lai FB

1B

thiến 2 năm tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 56,15% và tỷ lệ thịt tinh 42,56%. Lu và Huang (1994) [58] nhận xét: Trâu Murrahi thích nghi và phát triển tốt ở Trung Quốc, con lai giữa chúng với trâu địa ph−ơng có tầm vóc lớn hơn, khả năng cầy kéo, cho sữa, cho thịt đều tăng. Genlin Wang (1994) [51] cho biết trâu lai FB1 Bhơn hẳn trâu địa ph−ơng về khả năng sản xuất, cầy kéo khoẻ hơn 38-53%, thời gian cho sữa dài hơn 60 ngày, sản l−ợng sữa hơn 700kg, tốc độ sinh tr−ởng cao hơn... Năm 1974 trâu Nili-Ravi đ−ợc nhập từ Pakistan vào Trung Quốc để lai 3 máu (50% Nili – Ravi; 25% Murrahi; 25% máu trâu đầm lầy), con lai 3 máu cũng phát triển tốt nh− con lai FB1B với Murrahi. Tầm vóc, khả

năng sinh tr−ởng và khả năng cho sữa của con lai 3 máu đã tăng đáng kể, xấp xỉ Murrahi và Nili–Ravi. Năng suất sữa của con lai này đạt 2.198,4 kg/ chu kỳ. Han Zhengkang (1994) [52] cho biết : Trung Quốc hiện có 160 ngàn con trâu lai và đang đ−ợc sử dụng nh− một gia súc kiêm dụng, có khả năng cầy kéo, cho sữa, cho thịt đều tốt và tốt hơn trâu địa ph−ơng.

Thái Lan cũng là n−ớc có số l−ợng lớn trâu lai giữa trâu địa ph−ơng với trâu Murrahi. Ress, (1991) [65] nghiên cứu khả năng sản xuất của trâu lai giữa trâu Murrahi với trâu đầm lầy thấy rằng: trâu lai có khả năng sản xuất tốt hơn hẳn trâu địa ph−ơng.

Philipine cũng đã nhập trâu Murrahi và tạo đ−ợc con lai. ở Indonesia trâu lai bắt đầu đ−ợc nghiên cứu từ năm 1986 và đã có những thông báo rằng: khối l−ợng cơ thể của trâu lai nặng hơn cả bố và mẹ.

Nghiên cứu nuôi trâu lấy thịt đang là vấn đề đ−ợc nhiều n−ớc quan tâm. Thịt trâu ngày càng đ−ợc đánh giá cao trên thị tr−ờng thế giới và đ−ợc nhiều ng−ời −a thích vì nhiều nạc, ít mỡ hơn thịt bò. Masaosasaki (1994) [60] cho biết : Có những n−ớc sản xuất thịt trâu nhiều hơn thịt bò nh−: ấn Độ, Nepal. Theo Chantalakhana, (2001) [45] cho biết : ở Thái Lan thịt trâu chiếm tới 50% trong tổng số thịt trâu bò hiện cung cấp trên thị tr−ờng. ở Việt Nam thì theo số liệu của FAO (2006) [48] cho biết năm 2005 sản l−ợng thịt trâu là 103 ngàn tấn. FAO cũng thông báo rằng : ở một số n−ớc Châu Âu, thậm chí ở Mỹ, thịt trâu đang đ−ợc sử dụng là thực phẩm phổ biến trên thị tr−ờng. Tăng khối l−ợng của trâu đạt 800 – 1000 gr/ ngày nên có thể so sánh với bất kỳ giống bò thịt nào.

Đàn trâu Châu á chiếm trên 96 % tổng số trâu trên thế giới, tiềm năng cung cấp thịt rất lớn. Thống kê của FAO/ 2006 [48], từ năm 2001 cho thấy sản l−ợng thịt trâu trên thế giới có tốc độ tăng bình quân từ 3-4%. Riêng Châu á sản xuất 91 – 92 % l−ợng thịt trâu trên thế giới nhờ quần thể trâu đông và

đầu t− lao động cho sản xuất thịt trâu là thấp nhất. Trong đó ấn Độ là n−ớc sản xuất nhiều thịt trâu nhiều nhất thế giới (năm 1992 sản xuất 1.182 ngàn tấn), sau đó đến Pakistan (465 ngàn tấn), Trung Quốc (253 ngàn tấn). Khan (1994) cho biết: trên thị tr−ờng thực phẩm thịt từ trâu bò ở Pakistan chủ yếu là thịt trâu, còn thịt bò chỉ là những con già thải loại.Viện nghiên cứu chăn nuôi Bahadurnagar đang tiến hành những thí nghiệm nghiên cứu vỗ béo trâu và bò thu đ−ợc những kết quả rất đáng khích lệ. Lu và Huang (1994) [58] cho biết: Trung quốc đang có một ch−ơng trình tạo trâu lai 3 máu lấy thịt, sữa, khả năng cho thịt của trâu đực lai 3 máu 24 tháng tuổi tại trại Nam Ninh, Quảng Tây là: Tỷ lệ thịt xẻ 53,6% và tỷ lệ thịt tinh 43%. Han Zengkang (1994) [52] cho biết thêm: H−ớng phát triển chăn nuôi trâu của Trung Quốc trong t−ơng lai là theo h−ớng thịt và kiêm dụng thịt, sữa, bởi vì máy móc đang dần dần thay thế sức kéo gia súc. Nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu đang đ−ợc thực hiện nh−: Giá cả thịt, sữa trâu, hệ thống thu mua và chế biến sản phẩm thịt, sữa trâu. Theo ch−ơng trình này đàn trâu địa ph−ơng Trung Quốc sẽ tiếp tục đ−ợc cải tạo bằng trâu Murrahi và trâu Nili- Ravi. Ba m−ơi cơ sở thí nghiệm đ−ợc thành lập để tiến hành ch−ơng trình này. Trong 5 năm đầu dự tính sẽ có 45 ngàn trâu cái lai nuôi ở 30 trang trại này, sẽ sản xuất 45 ngàn tấn sữa/ năm và vỗ béo 200 ngàn trâu lấy thịt để sản xuất 250 ngàn tấn thịt. Việt Nam cũng là một trong những n−ớc có khả năng cung cấp thịt trâu cao và tốc độ tăng khá. Năm 1982 sản l−ợng thịt trâu là 65,6 ngàn tấn, năm 1992 là 90,3 ngàn tấn đến năm 2006 là 103 ngàn tấn, tăng bình quân 1,56 %/ năm.

Thịt trâu đ−ợc đánh giá cao, chất l−ợng tốt nhờ nhiều nạc, ít mỡ và hàm l−ợng cholesterol thấp. Chalakhana (1996) [45] cho biết: Thịt trâu có hàm l−ợng cholesterol thấp hơn thịt bò. Bang Nothern Teritory–Australia xây dựng trại vỗ béo trâu cung cấp thịt nạc, sạch, bổ d−ỡng (Ranjhan, 1977) [ 64].

Trên thế giới, ấn Độ là n−ớc nhiều trâu nhất. Khối l−ợng và kích th−ớc một số chiều đo của một số giống trâu ấn Độ đã đ−ợc nghiên cứu và thể hiện nh− sau (Bảng 1.2):

Bảng 1.2: Khối l−ợng và kích th−ớc cơ thể một số giống trâu ấn Độ Giống, tính

biệt

Khối l−ợng

(kg)

Dài thân chéo

(cm) Vòng ngực (cm) Cao vây (cm) Murrah đực 600 177 261 168 Murrah cái 500 174 258 136 Zafarabat đực 600 198 225 168 Zafarabat cai 430 186 222 165 Nili-Ravi đực 570 186 267 162 Nili – Ravi cái 450 174 264 159

(Nguồn: A.A. Agabayli, 1977) [1 ]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lai tạo giữa trâu đực murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai f1 nuôi tại nông hộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)