Sinh tr−ởng là một quá trình gồm ba đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn tiến.
Trong thực tế để đánh giá sức sinh tr−ởng của gia súc, ng−ời ta th−ờng dùng ph−ơng pháp định kỳ cân khối l−ợng và đo kích th−ớc các chiều đo cơ thể con vật.
Đối với các loài gia súc khác nhau ng−ời ta th−ờng cân, đo ở những thời điểm khác nhau. ở trâu th−ờng cân, đo vào các thời điểm: Sơ sinh, 1, 3, 6, 9, 12, 24, 36, 48 và 60 tháng tuổi.
Để biết chính xác khả năng sinh tr−ởng của gia súc cần căn cứ vào các chỉ tiêu: Sinh tr−ởng tích luỹ, sinh tr−ởng t−ơng đối và sinh tr−ởng tuyệt đối.
Quá trình sinh tr−ởng luôn chịu ảnh h−ởng của yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào tuổi, khối l−ợng con vật và cũng tuỳ thuộc vào khối l−ợng thành thục thể xác và giới tính. Thông th−ờng, ở những trâu non thì trâu đực lớn nhanh hơn trâu đực thiến và con cái. Điều này có quan hệ đến hoocmone sinh dục đực Testosteron.
Theo Agabayli, (1997) [1] tốc độ sinh tr−ởng của trâu có thể đánh giá theo hệ số sinh tr−ởng (k) và tính theo công thức:
Y = A – D x 10P
- kt
Trong đó: Y là tốc độ sinh tr−ởng
A là trị số tối đa của sinh tr−ởng
D là tổng khối l−ợng từ sơ sinh đến hết thời kỳ sinh tr−ởng k là hệ số sinh tr−ởng
Hệ số sinh tr−ởng (k) trung bình hàng năm ở trâu cái (0,166 - 0,177) cao hơn trâu đực (0,107 – 0,111), nghĩa là tốc độ sinh tr−ởng của trâu cái lớn hơn so với trâu đực trong suốt thời kỳ sinh tr−ởng.
Với các điều kiện chăm sóc nuôi d−ỡng tốt, trâu 24-36 tháng tuổi có thể đạt 65-70 % khối l−ợng cơ thể lúc tr−ởng thành ( Vũ Ngọc Tý và Lê Viết Ly, 1984) [41]. Trâu cái có thể giao phối vào lúc đạt khối l−ợng 300 - 350 kg, trâu đực đ−a vào truyền giống lúc 420- 450 kg.