Qua khảo sát, kết quả thu được cho thấy các công ty đều sử dụng nhiều kênh phân phối để phát huy được ưu điểm của từng kênh.
Kênh cấy 0: Chỉ có các công ty có văn phòng tại Hà Nội mới áp dụng kênh này như: Traphaco, Mediplantex, Bảo Long... Phân phối thuốc qua các hiệu thuốc, các phòng chẩn trị đông y của công ty.
Traphaco có 4 hiệu thuốc trực thuộc công ty, có chức năng giới thiệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ và tư vấn cho khách hàng mua lẻ thuốc của công ty.
Bảo Long có 7 cửa hàng chẩn trị đông y mang tên của công ty. Các cửa hàng chẩn trị này vừa là có chức năng khám chữa bệnh, bốc thuốc cho người bệnh vừa phân phối hàng của công ty.
Mediplantex có 2 quầy thuốc ngay tại công ty và 3 quầy thuốc ở các chợ thuốc phục vụ bán buôn, bán lẻ.
Kênh cấp 1: Các công ty đều áp dụng kênh này. ư u điểm của kênh là diện phủ hàng rộng, phân phối mạnh, dễ thực hiện các chương trình marketing. Tuy nhiên, chi phí giao hàng lớn, cần trình dược viên đi lấy đơn hàng lẻ. Do đó, cần phải quản lý tốt đội ngũ trình dược viên này.
Kênh cấp 2: Phân phối thông qua hộ thống bán buôn (các công ty dược khác), ư u điểm của kênh là các công ty tránh được sự phụ thuộc vào đại lý, khá linh hoạt, tận dụng được các ưu thế của nhà bán buôn, giảm chi phí giao hàng. Tuy
nhiên, nhược điểm là tạo sự mâu thuẫn giá trong kênh, sự gắn bó giữa công ty với nhà bán buôn lỏng lẻo. Tất cả các công ty đều áp dụng kênh phân phối này.
Kênh cấy 3: Phân phối thông qua hệ thống đại lý. ư u điểm của kênh là công ty có đại lý của mình nên chủ động hơn trong việc thực hiện các chương trình marketing, có sự gắn kết giữa đại lý và công ty. Nhược điểm là phụ thuộc vào đại lý, nắm bắt và xử lý thông tin chậm.
Tất cả các công ty đều có tổng đại lý ở Hà Nội: Công ty Bảo Long có 3 tổng đại lý phân phối tại Hà Nội. Mediplantex có 3 đại lý bán buôn tại Hà Nội...
Hình 3.17. Sơ đồ kênh phân phối tổng quát thuốc đông dược của các công tỵ trên thị trường Hà Nội.