Chiến lược giá linh hoạt

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng lý thuyết marketing trên thị trường thuốc đông dược ở hà nội (Trang 49)

Là chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng trên mỗi thị trường mục tiêu, tại từng thời điểm cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Nhìn chung, giá thuốc đông dược trong nước có xu hưófng ổn định, ít biến động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các công ty sản xuất đông dược trong nước có áp dụng chiến lược giá linh hoạt bằng cách tăng giá. Điều này được giải thích là do giá nguyên liệu và nhiên liệu tăng, biến động ngoại tệ, tăng đầu tư thiết bị kỹ thuật...

Đối với các chế phẩm đông dược nhập khẩu, sự tăng giá là khá phổ biến, chủ yếu do đây là những mặt hàng độc quyền, trong nước chưa sản xuất được sản phẩm thay thế.

Bảng 3.25. Một số chế phẩm đông dược áp dụng chiến lược giá linh hoạt.

Tên chếphẩm Xuất xứ Giá (VND) Đơn vị

tính

Tỷ lệ tăng (%)

Trước . .. Sau

" - v ^

Hoa đà tái tạo hoàn Trung Quốc 78.000 84.000 Hộp 7,7

Tanakan Pháp 87.000 114.000 Hộp 31

Minosa OPC- Việt Nam 25.000 30.000 Hộp 20

Thực tế, các công ty còn có nhiều “ thủ thuật” tăng giá khác nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho công ty như chào giá cao, nhưng kèm theo nhiều hình thức khuyến mãi khác: tặng thuốc, tặng quà, tặng phiếu mua hàng siêu thị... Khi các khuyến mãi bị “ cắt”, giá thuốc sẽ bị đẩy lên cao. Việc khan hiếm thuốc, cung ứng nhỏ giọt của nhà sản xuất tạo sự khan hiếm giả cũng là yếu tố góp phần làm giá thuốc tăng cao.

3.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐl.

Một hệ thống kênh phân phối tốt sẽ giúp đưa hàng hoá kịp thời và cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho khách hàng, giúp công ty chiếm uu thế so với đối thủ. Vì vậy, các công ty đều cố gắng xây dựng hệ thống kênh phân phối phù hợp

với công ty mình, đảm bảo thích ứng được với nhu cầu thị trường, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của marketing dược.

Thuốc là hàng hoá đặc biệt, theo qui định của Bộ Y tế, các công ty nước ngoài không được phép phân phối trực tiếp thuốc mà phải thông qua các doanh nghiệp dược Việt Nam. Hiện có khoảng 60 doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, tuy nhiên phần lớn chỉ thực hiện xuất nhập khẩu uỷ thác cho các công ty nước ngoài hoặc các công ty TNHH trong nước để hưởng phần trăm hoa hồng.

Trên thị trường thuốc đông dược hiện nay, chế phẩm đông dược nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc, nhưng chế phẩm đông dược trong nước vẫn chiếm phần lớn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự vận dụng lý thuyết marketing trên thị trường thuốc đông dược ở hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)