Để phân tích tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2011 – 2013. Ta có bảng số liệu 4.27 và 4.28.
Đối với cho vay bổ sung vốn lưu động
Tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực này năm 2011 đã tăng 198 triêu đồng tương đương tăng 49,25% so với năm 2010. Tỷ trọng trong năm của khoản mục này vẫn ở mức cao chiếm trên 50% trong tổng dư nợ, nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu của NH là các doanh nghiệp, các nhân vay vốn để bổ sung vào vốn kinh doanh mà họ hiện đang kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2012 nợ xấu lại tăng lên 820 triệu đồng, tăng 220 triệu đồng tương đương tăng 36,67% so với cùng kỳ năm trước. Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh nên chậm trể trong việc trả gốc, lãi cho NH. Một số khách hàng vay với món lớn nhằm có vốn kinh doanh nhưng chưa đủ năng lực và kinh nghiệm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ khác hoặc chưa nghiên cứu kỹ thị trường. Do vậy, nguồn thu nhập của họ chỉ đủ trả các khoản lãi định kỳ, đến khi vốn gốc đến hạn các khách hàng này không có khả năng hoàn trả vốn gốc đã vay trước dẫn đến nợ xấu tăng cao. Trong 6 tháng 2013, nợ xấu của cho vay bổ sung vốn lưu động chiếm hơn 50% tổng nợ xấu của ngân hàng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2012. Do nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng mất vốn có chiều hướng tăng lên. Điều này được giải thích là do một số khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên không trả nợ đúng hạn. Vì vậy các khoản vay này bị chuyển nhóm càng nhiều. Nợ xấu chủ yếu gia tăng là do 6 tháng đầu năm nay các công ty, doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn để đầu tư, sản xuất nhưng trong quá trình kinh doanh thì gặp phải một số khó khăn như cạnh tranh về giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra thì lại thấp. Do đó, họ không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho NH.
Bảng 4.27: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền %
Bổ sung vốn lưu động 402 54,92 600 54,64 820 57,10 198 49,25 220 36,67
Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà 50 6,83 98 8,93 128 8,91 48 96,00 30 30,61
Cho vay tiêu dùng 90 12,30 123 11,20 160 11,14 33 36,67 37 30,08
Phục vụ nông nghiệp nông thôn 170 23,22 190 17,30 205 14,28 20 11,76 15 7,89
Khác 20 2,73 87 7,92 123 8,57 67 335,00 36 41,38
Tổng 732 100,00 1.098 100,00 1.436 100,00 366 50,00 338 30,78
Bảng 4.28: NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T/2012 - 6T/2011 6T/2013 - 6T/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Bổ sung vốn lưu động 493 55,02 779 62,02 859 51,34 286 58,01 80 10,27
Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà 80 8,93 99 7,88 130 7,77 19 23,75 31 31,31
Cho vay tiêu dùng 95 10,60 184 14,65 291 17,39 89 93,68 107 58,15
Phục vụ nông nghiệp nông thôn 150 16,74 194 15,45 237 14,17 44 29,33 43 22,16
Khác 78 8,71 108 8,60 156 9,32 30 38,46 48 44,44
Tổng 896 100,00 1.256 100,00 1.673 100,00 360 40,18 417 33,20
Đối với cho vay xây dựng sữa chữa nhà
Nhìn chung, các khoản nợ xấu đối với hình thức cho vay này có sự biến động qua các năm. Do tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân chỉ đủ trang trãi cuộc sống hàng ngày nên dẫn đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư lĩnh vực xây dựng cũng gặp khó khăn khi giá cả nguyên vật liệu tăng cao trong khi các công trình đều đã được ký hợp đồng trước. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho họ không hoàn trả vốn và lãi khi đáo hạn cho ngân hàng.
Đối với cho vay tiêu dùng
Nợ xấu đối với khoản mục này cũng có sự tăng lên qua 3 năm. Khách hàng vay vốn chủ yếu để phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân như mua sắm, thiết bị sinh hoạt. Cụ thể ở bảng 4.27, năm 2012 tăng 30,08% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân nợ xấu tăng của năm nay là do những năm qua ngân hàng đã tăng cá khoản cho vay tín chấp thông qua bảng lương đối với các cán bộ giáo viên ở các trường trong thành phố, các huyện, do không có tài sản thế chấp nên cũng mang đến rủi ro cho ngân hàng. Do đó, Ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng trước khi cho khách hàng vay nên yêu cầu khách hàng trình bày mục đích vay vốn của mình, từ đó chỉ cho khách hàng tiêu dùng vay để mua đất xây nhà ở, cố gắng loại trừ các hồ sơ vay để kinh doanh mua đi bán lại để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tính đến tháng 6 năm 2013, nợ xấu của khoản mục này đã tăng 58,15% so với 6 tháng năm 2012. Lý do có thể giải thích cho sự tăng này là tình hình giá cả có sự biến động mạnh, nhu cầu của người dân ngày càng cao, chi phí sinh hoạt tăng lên, mà tiền lương chỉ được điều chỉnh tăng nhẹ so với giá cả thị trường. Điều này làm cho các cán bộ công nhân gặp khó khăn trong việc chi trả nợ và lãi cho ngân hàng. Mặc dù các khoản vay này được ngân hàng thu theo hình thức trả góp. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho họ không hoàn trả vốn và lãi khi đáo hạn cho ngân hàng.
Đối với cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn
Xét ở bảng 4.27, năm 2011, 2012 do nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao để đáp ứng xu thế phát triển kinh tế của tỉnh, ngân hàng đã mở rộng cho vay ở lĩnh vực này. Vì trong năm này tình hình dịch bệnh xãy ra trên diện rộng, các loại sản phẩm nông nghiệp chưa tìm được đầu ra, nếu có cũng bị thương lái ép giá dẫn đến thu nhập của người dân thấp không thể hoàn trả được vốn và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. So với 6 tháng năm 2012, nợ xấu của cho vay phục vụ nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ. Như phân tích ở trên, cho vay phục vụ nông nghiệp thì ngân hàng đã lường trước
được rủi ro xãy ra, nên việc tăng nợ xấu lên là điều không thể tránh khỏi, nhưng so với dư nợ cho vay nông nghiệp thì nợ xấu cũng được đánh giá là thấp và được các cán bộ tín dụng kiểm soát chặt chẽ, có biện pháp xử lý khi xảy ra nợ có khả năng mất vốn.
Đối với cho vay khác
Nợ xấu đối với khoản mục này cũng tăng nhẹ qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 013. Nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn của khách hàng trong việc đầu tư cho buôn bán nhỏ, lẻ, cho con em đi học nên thường đây là những khách hàng có thu nhập thấp, do đó việc hoàn trả nợ tương đối chậm và dẫn đến nợ xấu tăng.
4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Trong phần trên đã phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng, qua đó cũng cho thấy đôi nét về HĐTD tại NH diễn ra như thế nào. Và để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua và có những đánh giá tương đối chính xác trong hoạt động tín dụng, thì cần phải dựa trên một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá. Từ đó, có thể nhận thấy năng lực và hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý tín dụng. Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu như nguồn vốn, DSCV, DSTN, dư nợ và nợ xấu và để hiểu rõ hơn hoạt động tín dụng của NH ta phân tích các chỉ tiêu sau được trình bày dưới bảng 4.29.
4.3.1. Dƣ nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của 1 đồng huy động vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của NH, cũng như khả năng tự lực kinh doanh của NH đối với khoản đi vay để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của NH thấp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn huy động của NH không có hiệu quả. Qua bảng số liệu 4.29, cho thấy cứ 1 đồng VHĐ được thì sử dụng hết 1,79 đồng dư nợ vào năm 2012. Do NH có chủ trương trong việc khuyến mãi và quảng bá phát hành thẻ, cộng thêm nhiều dịch vụ khác và sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên nên người dân gửi tiền nhiều hơn. Nhìn chung dư nợ qua các năm luôn tăng, nhưng tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động qua các năm luôn giảm, qua đó cho thấy việc huy động vốn tại NH rất tốt đủ khả năng cung cấp tiền cho hoạt động tín dụng giải ngân. Nhưng bên cạnh đó việc tỉ số này giảm mạnh xuống còn 1,36 ở 6 tháng đầu năm 2013, thì NH cần phải cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng để cân bằng giữa huy động vốn và cho vay. Qua đó NH có thể đạt lợi nhuận cao nhất có thể.
Bảng 4.29: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Chỉ tiêu Đvt Năm
2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Vốn huy động Triệu đồng 96.026 134.840 182.315 170.140 25.153
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 268.100 338.831 420.112 414.341 511.143
Doanh số cho vay Triệu đồng 377.607 616.241 771.548 500.725 649.126
Doanh số thu nợ Triệu đồng 341.811 550.789 689.265 440.938 577.592
Dư nợ Triệu đồng 178.608 244.060 326.343 270.523 342.057
Dư nợ bình quân Triệu đồng 167.480 211.333 281.609 245.462 303.858
Nợ xấu Triệu đồng 732 1.098 1.436 1.256 1.673
Thu nhập lãi Triệu đồng 50.966 68.864 83.751 44.559 50.563
Chi phí lãi Triệu đồng 42.472 56.446 62.501 35.935 37.454
Dư nợ/vốn huy động Lần 1,86 1,81 1,79 1,59 1,36
Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 66,62 72,03 77,68 65,29 66,92
Hệ số thu nợ % 90,52 89,38 89,34 88,06 88,98
Vòng quay vốn tín dụng vòng 2,04 2,61 2,45 1,80 1,90
Nợ xấu/ dư nợ % 0,41 0,45 0,44 0,46 0,49
Thu nhập lãi/ Chi phí lãi Lần 1,20 1,22 1,34 1,24 1,35
Thu nhập lãi/ Nguồn vốn Lần 0,19 0,20 0,20 0,11 0,10
4.3.2. Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng càng thấp, còn quá nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không tốt. Ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm qua các năm. Các chỉ tiêu qua các năm đạt trên 60%, không vượt quá 100% cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả. Điều này chứng tỏ lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng rất ổn định và nguồn vốn của ngân hàng sử dụng triệt để.
4.3.3. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ là thương số của doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong thời kỳ nhất định từ một đồng của doanh số cho vay. Qua kết quả của bảng 4.29, ta thấy hệ sộ thu nợ của ngân hàng tăng giảm không đều. Từ năm 2010 đến năm 2012, hệ số thu nợ giảm từ 90,52% xuống còn 89,34%. Hệ số này giảm trong năm 2011 là do doanh số cho vay trung hạn tăng đáng kể. Vì vậy, mặc dù các khoản nợ đến hạn tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với doanh số cho vay nên hệ số thu nợ giảm xuống. Ngoài tác động của việc cho vay trung hạn tăng lên thì việc bị thất thu trong việc sản xuất lúa và trong chăn nuôi heo cũng làm cho một số khoản nợ đến hạn không thu hồi được, và những khoản nợ này đã được gia hạn nợ nên hệ số thu nợ của ngân hàng giảm xuống. Đến 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ đã tăng lên. Nguyên nhân là do những khoản nợ cũ được gia hạn trước đó đã được thu hồi lại. Đồng thời những khoản vay mới do được cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra, giám sát tốt cùng với đó là việc người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên việc thu hồi nợ thực hiện tương đối tốt. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu nợ đang thực hiện nhằm bảo toàn nguồn vốn và tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và thể hiện thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một ngân hàng. Trong các năm qua, nhìn chung chỉ tiêu này khá cao do tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh và có xu hướng khá tốt qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 2,04 vòng, năm 2011 là 2,61 vòng và đến năm 2012 giảm xuống là 2,45 vòng. 6 tháng đầu năm 2012 là 1,8 vòng, đến 6 tháng đàu năm 2013 là 1,9 vòng. Nguyên nhân, vì hoạt động tín dụng chính tại ngân hàng là cho vay ngắn hạn, tỉ trọng cao còn cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng rất thấp. Vì thế vòng quay vốn tín dụng mới như vậy. Bên cạnh đó, cũng do sự mở rộng qui mô tín
dụng trong những năm trước nên dư nợ thời gian sau luôn tăng. Tất cả các điều đó đã góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng và thời gian thu hồi nợ của ngân hàng đã thấp hơn so với trước. Do đặc thù tại ngân hàng là cho vay ngắn hạn là chính. Thế nên để hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt hơn, đòi hỏi ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao công tác thu hồi nợ, đồng thời hạn chế cho vay những mục đích, đối tượng kém hiệu quả nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng trở lại. Tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Và trong năm 2012 vòng quay vốn tín dụng giảm là do kinh tế không ổn định, nhiểu doanh nghiệp phá sản nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng làm cho vòng quay tín dụng giảm.
4.3.5. Nợ xấu trên dƣ nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về tỷ lệ rủi ro phát sinh trong các món vay của ngân hàng, nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của ngân hàng không thu hồi đúng hạn hoặc có khả năng mất vốn. Theo thông tư 13/2010/TT- NHNN Tổ chức tín dụng chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở xuống. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm nhẹ qua các năm. Còn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 thì tăng từ 0,46% lên 0,49%. Tuy nhiên mức rủi ro vẫn nằm trong mức an toàn cho phép của Nhà nước. Có được kết quả như vậy là do sự nổ lực rất lớn của ngân hàng. Từ ban giám đốc đến phòng tín dụng luôn giữ lòng tin cho khách hàng và không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
4.3.6. Thu nhập lãi trên chi phí lãi
Chỉ tiêu này đo lường một đồng chi phí lãi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu