Dựa trên những phân tích từ mục tiêu 1và 2 kết hợp với tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng DongAbank phòng giao dịch Phước Long. Từ đó, đưa ra những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN PHƢỚC LONG
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á PGD HUYỆN PHƢỚC LONG
Phước Long là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Bạc Liêu, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 07 xã, 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là kinh, hoa và khơme.
Phía Bắc giáp huyện Hồng Dân, phía Nam giáp huyện Giá Rai, phía Đông Nam giáp Vĩnh Lợi, phía Tây giáp Thới Bình (Cà Mau), phía Đông giáp huyện Ngã Năm (Sóc Trăng). Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ 3 của tỉnh, xếp sau tỉnh lị là Thành phố Bạc Liêu và huyện Giá Rai. Tuy nhiên nếu xét theo sự phát triển đồng đều kinh tế giữa các xã trong 1 huyện thì Phước Long đứng hàng thứ 2, sau thành phố Bạc Liêu.
Trong xu hướng ngày càng phát triển của huyện Phước Long tỉnh đòi hỏi phải có nguồn vốn nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, mở rộng qui mô các đối tượng khách hàng. Trước tình hình đó Phòng giao dịch ngân hàng Đông Á huyện Phước Long được thành lập vào ngày 19/11/2006. Vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, tọa lạc ở Ấp Long Thành, Thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu. Dưới sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh tỉnh Bạc Liêu là ngân hàng TMCP hoạt động theo pháp luật nhà nước, có tư cách pháp nhân hạch toán đầy đủ, chịu trách nhiệm với ngân hàng chi nhánh tỉnh, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng với nhiệm vụ chủ yếu là cho vay và huy động vốn các đối tượng khách hàng, cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối và một số dịch vụ khác.
Đã trải qua hơn 6 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của huyện nhà, ngân hàng Đông Á phòng giao dịch Phước Long đã không ngừng phấn đấu đưa hoạt động ngân hàng phục vụ ngày càng hiệu quả với phương châm: “Ngân hàng Đông Á – Ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái
tim”, cùng chung chí hướng với khách hàng là: “Sự thành công của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng”. Từ phương châm này, tất cả cán bộ
cùng nhau đoàn kết, phấn đấu đạt mục tiêu ngân hàng cấp trên đề ra. Ngân hàng luôn luôn tìm phương án sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và phân
bổ nguồn nhân lực tốt, đúng người đúng việc để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG 3.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.1. Cơ cấu tổ chức
Có thể nói một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của DongAbank huyện Phước Long là làm tốt công tác tổ chức cán bộ, phân bổ cơ cấu, số lượng nhân viên hợp lí. Ban giám đốc ngân hàng cấp trên hết sức quan tâm đến việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn có năng lực bố trí nhân sự theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Luôn quan tâm và có tác động tích cực đến tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên trong cơ quan. Trong nội bộ có sự đoàn kết, gắn bó cao, tất cả cùng một quyết tâm vì sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Do đây là phòng giao dịch ngân hàng cấp huyện nên bộ máy nhân sự cũng đơn giản chỉ có Giám đốc, một kiểm soát viên điều hành và 3 phòng ban là: Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán ngân quỹ, Phòng hành chính.
Ban Giám đốc
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ và công nhân viên Ngân hàng.
Tổ chức chỉ đạo chủ trương, chính sách hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ban Giám đốc còn hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, tờ trình công văn
Đề nghị khen thưởng, kỷ luật hoặc xét đề nghị nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên của mình.
Phòng Kinh doanh (Tín dụng)
* Chức năng phân phối lại tài nguyên:
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng cách là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho kinh doanh và tiêu dùng.
* Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất:
Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển.
Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ.
* Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn:
+ Cung cấp vốn: Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V khóa VII đã đề ra dịnh hướng cơ bản về mục tiêu, phương hướng, chính sách và các biện pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, trong đó xác định những yêu cầu nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng trên địa bàn nông nhiệp nông thôn, nhất là trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Ngoài ra từng thời kỳ Ngân hàng đã có nhiều văn bản hướng dẫn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Những văn bản này đã tạo ra môi trường pháp lý để mở rộng cho vay các đối tượng, các tổ chức, các đối tượng khách hàng nông thôn, nhất là hộ sản xuất nông ngiệp.
+ Hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn: Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất nông nghiệp nông thôn đã làm cho thị trường tài chính nông thôn trì truệ, tạo môi trường cho vay nặng lãi sinh sôi nẫy nở. Với lãi suất này, hộ sản xuất nông nghiệp điển hình là sản xuất lúa tỷ suất lợi nhuận thấp không có khả năng thanh toán dẫn đến kéo dài thời gian trả nợ, rủi ro cao do đó rất dễ dẫn đến người sản xuất trắng tay.
Trong những năm gần đây cùng với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khối lượng vốn vào hoạt động tín dụng cho kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng cơ chế thị trường quá trình hoạt động nó đã góp phần làm giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó, ngân hàng kết hợp với địa phương tạo cơ hội làm ăn tốt hơn cho hộ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn.
* Đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng :
Hiện nay, trình độ canh tác và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp ở nước ta còn thấp. Đây là nguyên nhân quan trọng của tình trạng kém phát triển của nông thôn. Đầu tư vốn cho sản pxuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai ao hồ…, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu cây, còn với hình thức chuyên môn hóa, sản xuất ra các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường. Đồng thời giúp người nông dân tạo ra một cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai dịch hại, đưa sản xuất nông nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tương lai, để nông nghiệp phát triển ổn định việc sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý vấn đề cơ bản là
phải có khoa học kỹ thuật và vốn tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết vấn đề này.
* Khuyến khích nông dân làm ăn có hiệu quả:
Từ khi Đảng, Nhà nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sang kinh tế hộ gia đình nhất là hộ sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền pkinh tế, các hộ gia đình phải tự chủ về sản xuất và kết quả kinh doanh của mình. Chính vì những điều đó đa phần nông dân đã tự ý thức được Nhà nước không còn bao cấp nên việc sử dụng vật tư, tiền vốn, đặc biệt là vốn vay Ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn, vay trả sòng phẳng hơn, từng bước đã thích nghi dần với cơ chế. Mặt khác, với việc áp dụng lãi suất thị trường thì hộ sản xuất phải suy nghĩ cách làm ăn để sau một chu kỳ sản xuất, họ phải có thu nhập sao cho lợi nhuận vừa trả được nợ cho Ngân hàng đồng thời còn dư ra để cải thiện đời sống. Thành tích đó đã được khẳng định trong những năm qua, nông nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã có những bước tiến vượt bậc.
* Xóa đói giảm nghèo, đưa nông thôn ngày càng giàu đẹp:
Trong những năm gần đây đối với cộng đồng người nghèo được Đảng và nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều chính sách hổ trợ người nghèo. Vốn đầu tư của Ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân khai hoang, tăng vụ, làm các công trình tưới tiêu, tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn, là tiền đề cho sự đóng góp cho ngân sách nhà nước, đóng góp vào quỹ phúc lợi địa phương xây dựng cơ sở vật chất đưa nông thôn ngày thêm đổi mới.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng)
Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm.
Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ
Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để Phòng tín dụng đôn đốc thu hồi.
Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
Phòng Hành chính – Bảo vệ
Theo dõi công văn đi đến, vận chuyển tiền mặt. Hành chính bảo vệ, tạp vụ.
Hình 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DONGABANK HUYỆN PHƢỚC LONG
(Nguồn: Phòng tín dụng DongAbank huyện Phước Long)
3.2.2. Chức năng
3.2.2.1. Huy động vốn
Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài địa phương gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,...
Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Huyện và các vùng lân cận.
3.2.2.2. Các hoạt động cho vay và bảo lãnh
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đối tượng khách hàng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay SXNN.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng…
Thực hiện tín dụng trung dài hạn để phục vụ hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện dự án kinh doanh máy móc, vật tư thiết bị.
Thực hiện cho vay theo nghị định, quyết định của Nhà nước (Nghị định 41, Quyết định 63,...). PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH BẢO VỆ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC
3.2.2.3. Dịch vụ kế toán và ngân quỹ
Thực hiện dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế.
Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.
Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối.
Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ.
3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ĐÔNG Á PGD PHƢỚC LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM ĐÔNG Á PGD PHƢỚC LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
3.3.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Xét về mặt bản chất thì hoạt động của NHTM một phần nào đó giống như một doanh nghiệp bình thường khác, đều là đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận. Vì thế, việc tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro là mục tiêu hàng đầu trong quá trình hoạt động ngân hàng. Chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như NHTM. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để hoạt động có hiệu quả và đạt được lợi nhuận đòi hỏi một sự nỗ lực không ngừng từ phía ban giám đốc và toàn bộ nhân viên của ngân hàng. Trong thời gian qua, mặc dù NHTM cổ phần Đông Á PGD huyện Phước Long phải đối mặt với nhiều khó khăn từ việc phát triển kinh tế chưa ổn định, mặc dù diễn biến thời tiết và dịch bệnh thất thường làm cho kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn, nhưng ngân hàng vẫn hoạt động ổn định và có lợi nhuận qua các năm.
Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã đạt được như sau :
Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 64.592 78.370 85.498 13.778 21,33 7.128 9,10 Chi phí 58.244 71.033 74.011 12.789 21,96 2.978 4,19 Lợi nhuận 6.348 7.337 11.487 989 15,58 4.150 56,56
Bảng 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011- 2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2011 2012 2013 6T/2012-6T/2011 6T/2013-6T/2012
Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 38.866 50.699 53.204 11.833 30,45 2.505 4,94
Chi phí 35.855 45.514 47.609 9.659 26,94 2.095 4,60
Lợi nhuận 3.011 5.185 5.595 2.174 72,20 410 7,91
(Nguồn: Phòng kế toán DongAbank phòng giao dịch huyện Phước Long)
3.3.1. Thu nhập
Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền mà ngân hàng thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình gồm các hoạt động như cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác,… Nhìn chung tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm đều tăng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng thu nhập năm 2011 là do ngân hàng đã biết cách khắc phục, thích nghi và vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2009 - 2010 nên hoạt động kinh doanh của NH ngày càng hiệu quả. Cụ thể ở bảng 3.1, năm 2011 thu nhập tăng là 21,33% so với năm 2010. Sang năm 2012, sau một thời gian mở rộng cho vay, cung cấp dịch vụ, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực, PGD DongAbank huyện Phước Long đã thực hiện nhiều chương trình để ổn định thu nhập. Ngân hàng bố trí thêm nhiều giao dịch viên chuyên tiết kiệm, làm thủ công khi chương trình bị sự cố, bố trí bảo