PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á phòng giao dịch huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 40)

4.1.1. Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng

Nguồn vốn của DongAbank từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng khá ổn định. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong huyện ngày càng nhiều, ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay và công tác quản trị nguồn vốn của ngân hàng được quản lý tốt, có định hướng sẵn, mặt khác ngân hàng luôn duy trì khách hàng cũ song song với tìm kiếm thêm khách hàng mới, nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn. Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, DongAbank PGD huyện Phước Long là một tổ chức kinh tế hoạt động theo phương thức “đi vay để cho vay”. Vì vậy, để có nguồn vốn kinh doanh thì công tác huy động vốn luôn được quan tâm hàng đầu. Bên cạnh sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để tăng cường nguồn vốn kinh doanh. Dưới đây là những biểu hiện về tình hình nguồn vốn của ngân hàng thông qua bảng 4.1 và bảng 4.2:

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 96.026 134.840 182.315 38.814 40,42 47.475 35,21 Vốn điều chuyển 172.074 203.991 237.797 31.917 18,55 33.806 16,57 Tổng nguồn vốn 268.100 338.831 420.112 70.731 26,38 81.281 23,99

Bảng 4.2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T/2012-6T/2011 6T/2013-6T/2012

Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 113.299 170.141 251.513 56.842 50,17 81.372 47,83 Vốn điều chuyển 206.120 244.200 259.630 38.080 18,47 15.430 6,32

Tổng nguồn vốn 319.419 414.341 511.143 94.922 29,72 96.802 23,36

(Nguồn: Phòng kế toán DongAbank phòng giao dịch huyện Phước Long)

 Nguồn vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của các NHTM, thực chất đó là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà NH tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động của NH liên tục tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của NH đạt hiệu quả tốt, thu hút được nhiều nguồn vốn tại chổ với chi phí thấp. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng liên tục của nguồn VHĐ là do NH đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn, đồng thời triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị, triển khai nhiều tiện ích hỗ trợ huy động vốn. Đồng thời PGD còn tổ chức các chương trình duy trì khách hàng truyền thống như tặng quà cho khách hàng vào các ngày lễ, tết… điều này đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, chẳng những giúp NH nhận được tiền gửi của khách hàng cũ mà thậm chí nhờ những khách hàng này giúp cho NH có được khách hàng mới. Bởi vì khi khách hàng cảm thấy dịch vụ NH có chất lượng, phong phú đa dạng, bản thân khách hàng cũng được NH quan tâm sâu sắc thì họ sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè… đến giao dịch từ đó mà giúp PGD có thêm khách hàng mới. Đây cũng là một cách thức quảng cáo mà NH không cần tốn chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cao. Còn ở bảng 4.2, 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động chỉ tăng nhẹ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhẹ là do năm 2012, ảnh hưởng của giá cả của hàng hóa và giá vàng tăng đột biến, hàng loạt khách hàng rút tiền kinh doanh vàng, ít có nhu cầu gửi tiền vào NH, vì thế huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác cũng làm giảm nguồn vốn huy động của PGD, tình trạng này kéo dài đến năm 2013 cho nên nguồn VHĐ của PGD trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng không có sự tăng trưởng nhiều. Tuy

nhiên PGD đã áp dụng nhiều biện pháp để huy động vốn như: mở thêm các hình thức tiết kiệm bậc thang với lãi suất có điều chỉnh hợp lý, với nhiều hình thức trả lãi như: trả hàng tháng, trả lãi giữa kỳ.

Nguồn vốn điều chuyển

Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ ngân hàng chi nhánh chuyển xuống với chi phí cao hơn chi phí huy động tại chỗ do nguồn này được hình thành khi các PGD huy động dư thừa chuyển về chi nhánh để cho các PGD huy động thiếu vay lại. Hầu hết ở các NH, không riêng gì DongAbank PGD huyện Phước Long, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy ngoài vốn huy động tại chỗ ra còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này tại DongAbank PGD huyện Phước Long cũng tăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, nhưng có thể thấy tăng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân là do địa bàn hoạt động của ngân hàng ở nông thôn, nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu vay vốn cũng rất cao nên nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn có vai trò quan trọng. Nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn, chính vì thế phải cần một phần vốn vay từ ngân hàng cấp trên. Điều này cũng cho thấy rõ hơn vì sao chi phí của ngân hàng tăng là do vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên sẽ có lãi suất cao hơn.

4.1.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ta có bảng số liệu về tình hình huy động vốn của DongAbank PGD huyện Phước Long qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi TT của

TCKT 15.300 34.067 61.505 18.767 122,66 27.438 80,54

Tiền gửi tiết kiệm 80.726 100.773 120.810 20.047 24,83 20.037 19,88

Tổng 96.026 134.840 182.315 38.814 40,42 47.475 35,21

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T/2012-6T/2011 6T/2013-6T/2012

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi TT

của TCKT 32.869 60.593 79.204 27.724 84,35 18.611 23,50

Tiền gửi tiết

kiệm 80.430 109.548 172.309 29.118 36,20 62.761 36,42

Tổng 113.299 170.141 251.513 56.842 50,17 81.372 32,35

(Nguồn: Phòng kế toán DongAbank phòng giao dịch huyện Phước Long)

Tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế

Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi này không nhằm vào mục đích hưởng lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Nhìn chung tiền gửi thanh toán của TCKT tăng cao qua các năm nguyên nhân là do trong thời đại công nghệ thông tin các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán mà độ an toàn cao và chi phí thấp. Điều này sẽ có lợi cho ngân hàng trong việc giảm bớt chi phí nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, vì chi phí trả cho nguồn vốn này là rất thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có điểm bất lợi là không ổn định người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nhưng nguồn vốn này vẫn thu hút ngân hàng đưa ra nhiều chính sách để huy động vì ngày nay các dịch vụ ngân hàng ngày càng cấp thiết cho nên số lượng các đối tượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là rất lớn.

Tiền gửi tiết kiệm

Phước Long là một huyện mang tính chất nông nghiệp người dân chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời không để đồng vốn bản thân nhàn rỗi nên nhu cầu gửi tiền tăng lên dẫn đến tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng có xu hướng gia tăng nhanh. Nguyên nhân một phần là do PGD đã linh hoạt trong việc áp dụng lãi suất huy động vốn cho nên đã thu hút khá nhiều khách hàng đến gởi tiền, ngân hàng làm tốt công tác huy động vốn, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng phạm vi hoạt động nên từ đó đưa đến nguồn vốn này trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trưởng vượt bật. Đây là nguồn vốn ổn định giúp cho ngân hàng có thể chủ động hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

4.2.1. Phân tích tình hình doanh số cho vay của ngân hàng

Doanh số cho vay (DSCV) là tổng số tiền mà NH đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt và chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của DSCV thể hiện sự tăng trưởng quy mô hoạt động tín dụng của NH. Nhìn chung, trong những năm qua, DSCV của NH đều tăng. Sau đây là những phân tích cụ thể về DSCV theo 3 tiêu chí: thời hạn tín dụng, đối tượng khách hàng và mục đích sử dụng vốn.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Hoạt động tín dụng chính của DongAbank PGD huyện Phước Long thường là cho vay ngắn hạn chính vì thế DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tín dụng trung và dài hạn. Ta thấy qua 2 bảng số liệu 4.5 và 4.6 từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 HĐTD ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV . Điều này làm cho lợi nhuận của NH không cao vì lãi suất cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn trong điều kiện thường. Nhưng bù lại cho vay ngắn hạn có lợi thế là thời gian thu hồi nhanh, dựa trên phương án khả thi và khách hàng có năng lực để hoàn trả, cán bộ TD có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát mục đích cho vay ngắn hạn vì thế đã làm hạn chế rủi ro tín dụng của NH. Tuy nhiên, trong những năm qua NH đã tăng cường công tác vận động, khuyến khích khách hàng vay vốn nên DSCV trung dài hạn tăng. Thể hiện qua DSCV trung và dài hạn tăng qua các năm.

Doanh số cho vay ngắn hạn

Do chủ trương mới của ngân hàng cấp trên là tập trung vào cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế trong mọi thời điểm. Qua bảng 4.5, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 65,92% trên tổng doanh số cho vay. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, nguồn vốn thu hồi nhanh nên nhu cầu vốn cũng ngắn hạn. Nhiều doanh nghiệp vay vốn theo phương thức hạn mức tín dụng, thời hạn vay 12 tháng, làm cho doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao đạt trên 65% của tổng nguồn vốn cho vay. Trên đà phát triển của năm 2011, nền kinh tế năm 2012 phát triển mạnh mẽ nên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 cũng chiếm tỷ trong cao. Chiếm đến 75,23% tổng doanh số cho vay. Còn hoạt động kinh doanh của các khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tương đối khả quan, nhu cầu vốn tăng. Về mặt khách quan là do khách hàng chủ yếu là nông dân, những khách hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh dưới một năm, do đó nhu cầu vốn thường ngắn.

Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 298.014 78,92 406.198 65,92 580.468 75,23 108.184 36,30 174.270 42,90

Trung và dài hạn 79.593 21,08 210.043 34,08 191.080 24,77 130.450 163,90 (18.963) (9,03)

Tổng cộng 377.607 100,00 616.241 100,00 771.548 100,00 238.634 63,20 155.307 25,20

(Nguồn: Phòng tín dụng DongAbank phòng giao dịch huyện Phước Long)

Bảng 4.6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T/2012 - 6T/2011 6T/2013 - 6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 246.527 67,79 352.760 70,45 463.458 71,40 106.233 43,09 110.698 31,38

Trung và dài hạn 117.115 32,21 147.965 29,55 185.668 28,60 30.850 26,34 37.703 25,48

Tổng cộng 363.642 100,00 500.725 100,00 649.126 100,00 137.083 37,70 148.401 29,64

Doanh số cho vay trung và dài hạn

Trong sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực như nông nghiệp, ngoài nhu cầu vốn cho các khoản chi phí sản xuất nông nghiệp như giống, vật tư, phân bón,… thì cũng cần có những khoản mục đầu tư trung và dài hạn để xây dựng nhà ở, cải tạo lại vườn cây ăn trái, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Chính vì thế, cho vay trung và dài hạn cũng có vị trí quan trọng trong tổng khoản mục cho vay của ngân hàng nhưng chiếm tỷ trọng tương đối thấp do bản chất của cho vay trung dài hạn là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng cũng bị hạn chế do người gửi tiền ưa chuộng loại tiền gửi kỳ hạn ngắn. Do đó, ngân hàng có chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng kỳ hạn dài, thể hiện ở doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể ở bảng 4.5, năm 2012 tình hình cho vay trung và dài hạn giảm 9,03% so với cùng kỳ năm trước. Sỡ dĩ như vậy là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, những món vay mà ngân hàng cho khách hàng vay thường là những món vay tương đối lớn và nếu cho vay với thời hạn dài thì khả năng phát sinh rủi ro là rất cao. Vì thế cán bộ tín dụng chỉ xét cho vay đối với những món vay trung dài hạn khi họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn vay có phương án khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi đúng hạn, nâng cao hiệu quả công tác cho vay của ngân hàng.

Xét ở bảng 4.6, doanh số cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng qua 6 tháng đầu năm từ 2011 - 2013. Đầu năm 2013 lượng vốn trung dài hạn giải ngân tăng đột biến. Do ngân hàng đã tăng cường công tác vận động, khuyến khích khách hàng vay vốn nên doanh số cho vay trung dài hạn tăng. Và trong năm 2013 có dự án công trình xây dựng tại huyện Phước Long, nên nhu cầu về vốn cũng tăng lên làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên đáng kể.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Việc phân chia doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng giúp cho ngân hàng dễ dàng quản lý khách hàng có nhu cầu về vốn cũng như cách tiếp cận, chăm sóc khác nhau giúp cho ngân hàng hiểu được đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu, cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển. Và để thấy rõ hơn tình hình cho vay của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ở bảng 4.7 và 4.8 dưới đây.

Bảng 4.7: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƢỢNG KHÁCH HÀNG CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp 150.398 39,83 193.192 31,35 223.374 28,95 42.794 28,45 30.182 15,62

Cá nhân, hộ gia đình 227.209 60,17 423.049 68,65 548.174 71,05 195.840 86,19 125.125 29,58

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á phòng giao dịch huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)