Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á phòng giao dịch huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 48)

Nếu xét theo mục đích cho vay thì DongAbank huyện Phước Long cho vay với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng với vị trí nằm ngay trung tâm huyện, việc cho vay bổ sung vốn kinh doanh có doanh số cho vay cao nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh số cho vay hàng năm. Ngoài ra, ngân hàng còn cho vay với nhiều mục đích khác như nông nghiệp, tiêu dùng, ....Vì vậy, việc phân tích doanh số cho vay theo mục đích là điều cần thiết, để từ đó có thể nắm được nhu cầu của khách hàng, có như thế hoạt động của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả hơn.

Bảng 4.9: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền %

Bổ sung vốn lưu động 226.426 59,96 432.967 70,26 547.124 70,91 206.541 91,22 114.157 26,37 Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà 22.494 5,96 33.464 5,43 39.973 5,18 10.970 48,77 6.509 19,45

Cho vay tiêu dùng 33.974 9,00 37.607 6,10 43.824 5,68 3.633 10,69 6.217 16,53

Phục vụ nông nghiệp nông thôn 83.947 22,23 100.263 16,27 128.052 16,60 16.316 19,44 27.789 27,72

Khác 10.766 2,85 11.940 1,94 12.575 1,63 1.174 10,90 635 5,32

Tổng 377.607 100,00 616.241 100,00 771.548 100,00 238.634 63,20 155.307 25,20

Bảng 4.10: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN CỦA DONGABANK PGD HUYỆN PHƢỚC LONG TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T/2012 - 6T/2011 6T/2013 - 6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Bổ sung vốn lưu động 251.612 69,19 358.575 71,61 479.595 73,88 106.963 42,51 121.020 33,75

Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà 17.392 4,78 21.493 4,29 30.654 4,72 4.101 23,58 9.161 42,62

Cho vay tiêu dùng 28.955 7,96 33.851 6,76 48.001 7,39 4.896 16,91 14.150 41,80

Phục vụ nông nghiệp nông thôn 58.814 16,17 78.314 15,64 83.732 12,90 19.500 33,16 5.418 6,92

Khác 6.869 1,89 8.492 1,70 7.144 1,10 1.623 23,63 (1.348) (15,87)

Tổng 363.642 100,00 500.725 100,00 649.126 100,00 137.083 37,70 148.401 29,64

Bổ sung vốn lưu động

Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các đối tượng khách hàng, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, vì vậy việc đẩy mạnh nhu cầu vốn để góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Cụ thể ở bảng 4.9, năm 2012, doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn chiếm 70,91% trong tổng doanh số cho vay. Đây là lĩnh vực mà ngân hàng quan tâm, tập trung phát triển hàng đầu, vốn tín dụng tài trợ cho loại hình này đem lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp, cá nhân, hay công ty muốn tăng cường sản xuất kinh doanh đòi hỏi chi phí rất cao mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi hết ngoài nguồn vốn tự có. Nguồn vốn này các chủ thể đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,... Đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh do vậy để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi suất thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình sản xuất kinh doanh là điều cần thiết. Theo bảng 4.10, bảng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2011 – 2013, có chiều hướng tăng. Cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 khoản mục tăng 33,75% so với cùng kỳ năm trước.

Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà

Năm 2011 doanh số cho vay mua sắm, sửa chữa nhà của ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp, chiếm 5,43% trong tổng doanh số cho vay. Bước sang 2012, doanh số cho vay cũng chỉ tăng thêm 19,45% so với năm 2011. Nguyên nhân cho vay tài trợ xây dựng, sửa chữa nhà tăng trưởng không cao là do người dân chủ yếu vay vốn tại ngân hàng để phát triển kinh tế hơn là xây dựng nhà cửa. Các khoản cho vay sửa chữa cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế được đẩy mạnh.

Người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Phước Long nói riêng cũng bị ảnh hưởng bởi quan điểm truyền thống nên nhu cầu một căn nhà khang trang, vững chắc để che nắng, che mưa ngày càng tăng. Nắm bắt được tâm lý của khách hàng nên ngân hàng đã chủ động cho vay trong lĩnh vực này nhiều hơn so với các năm trước. Cụ thể ở bảng 4.10, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay này tăng lên 42,62%. Đây cũng là một trong các loại hình cho vay có mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất, sữa chữa nhà. Các cán bộ công nhân viên có thể vay bằng tín chấp mà không cần tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Cho vay tiêu dùng

Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân là cho vay tiêu dùng. Việc cho vay này góp phần vào sự phát triển kinh tế sản xuất, nâng cao khả năng tiêu dùng của người dân. Nhìn chung cho vay tiêu dùng tăng qua các năm. Cụ thể là ở bảng 4.9, năm 2012 khoản mục này tăng đến 16,53% so với năm trước. Nguyên nhân có sự tăng lên trong năm 2012 do tổng doanh số cho vay tăng, nhưng xét cơ cấu của khoản mục này trong từng năm thì tỷ trọng của nó lại có sự giảm xuống như ở bảng 4.9. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng riêng của khách hàng ngày càng cao nên để đáp ứng cho khách hàng ngân hàng đã tăng các khoản cho vay lĩnh vực này. Một nguyên nhân khác làm cho khoản mục này tăng lên là do đây là loại hình cho vay có mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: khoản vay nhu cầu mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... Ngân hàng cho các cán bộ công nhân viên như: giáo viên, công an,…vay bằng tín chấp mà không cần tài sản đảm bảo cho món vay. Ngân hàng căn cứ vào bảng lương hàng tháng của khách hàng để xét cho vay. Do thu nhập hàng tháng của các cán bộ này đều tương đối ổn định nên ít thay đổi nên ngân hàng cũng yên tâm hơn cho vay trong lĩnh vực này.

Cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn

Nắm bắt được thế mạnh của huyên Phước Long đa số người dân sống bằng nghề nông, trồng cây ăn trái, và nuôi trồng thủy sản ban lãnh đạo ngân hàng đã cho vay ở lĩnh vực này nhiều hơn. Qua bảng 4.9 năm 2012, tổng doanh số ngân hàng cho vay đối với nông nghiệp tăng lên so với cùng kỳ 2011. Doanh số cho vay có xu hướng tăng mạnh ở năm 2012 là vì nhu cầu của các hộ nông dân ngày càng tăng, các ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân. Điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng không ngừng mở rộng. Những năm qua, kinh tế Phước Long không ngừng phát triển và đạt sự tăng trưởng đáng kể cả về giá trị nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên những năm qua dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất. Thêm vào đó phải chịu cảnh được mùa mất giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ không có nguồn thu khác bù đắp dẫn đến nguồn thu tích lũy để tái sản xuất thấp thậm chí không có nên phải nhờ đến nguồn vốn vay từ Ngân hàng.

Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2012 cho vay phục vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp thì đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này không ngừng lại ở đó mà nó đã tăng thêm 6,92%. Nguyên nhân tăng như thế là do ngân hàng đã chủ động mở rộng thị trường hoạt động vì nhu cầu của người dân về nguồn vốn này cao. Với nguồn vốn huy động nhiều thì việc mở rộng cho vay để thu lợi

nhuận là điều hoàn toàn chấp nhận được. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho vay phục vụ nông nghiệp thường là ngắn hạn, theo mùa vụ nên sẽ tạo được vòng quay vốn nhanh cho ngân hàng.

Cho vay khác

Bao gồm cho vay buôn bán nhỏ, bán tạp hóa,...Chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Ở bảng 4.9, qua 3 năm, cho vay vào mục đích này tăng nhẹ. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm do kinh tế Phước Long ngày càng phát triển và chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ, nên các ngành nghề sản xuất kinh doanh được chú trọng, tạo điều kiện công ăn việc làm, đời sống của người dân được cải thiện, nên người dân ít đi vay ngân hàng hơn và bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh của cá ngân hàng khác trong lĩnh vực này. Mặt khác là do cán bộ ngân hàng nhận thấy các khoản cho vay này nhỏ lẻ gây khó khăn trong việc quản lý hồ sơ, khả năng hoàn trả vốn chậm, chi phí cho việc thẩm định để cho vay cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á phòng giao dịch huyện phước long tỉnh bạc liêu (Trang 48)