Trách nhiệm của Hội đồng quản trị chƣa tƣơng xứng với quyền hạn

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 68)

hạn

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty niêm yết, có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản trị công ty niêm yết, Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty

niêm yết thì nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị tập trung vào các vấn đề chiến lược và định hướng chiến lược, vốn và cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt, giám sát quản lý điều hành và đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động.

Thành viên Hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách trung thực, cẩn trọng vì quyền lợi tối cao của cổ đông và của công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của Công ty [2].

* Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị còn thấp

Theo Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Thẻ điểm quản trị công ty” nêu trên, mức điểm trung bình của khía cạnh trách nhiệm của Hội đồng quản trị là tương đối thấp (35,3%) (Phụ lục 2). Mặc dù, vai trò của các thành viên Hội đồng quản trị được quy định rõ trong Điều lệ mẫu, Quy chế quản trị công ty niêm yết nói chung và trong Điều lệ, Quy chế quản trị của mỗi công ty niêm yết nói riêng nhưng chưa được thực hiện đầy đủ. Báo cáo về hoạt động của Hội đồng quản trị tuy có được soạn thảo nhưng sơ sài và hình thức, chưa cụ thể. Các Báo cáo này chưa cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thực hiện trách nhiệm, các hành động cụ thể của Hội đồng quản trị, cũng như chưa đánh giá vai trò của từng thành viên Hội đồng quản trị. Ngoài ra, sự phối hợp giữa Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trong vai trò quản trị công ty chưa được nêu rõ, tình hình tham dự các cuộc họp của các thành viên không được đề cập. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị chưa rõ ràng; chưa có các ban chuyên trách như: tiểu ban thù lao đãi ngộ, tiểu ban phát triển nhân sự, tiểu ban kiểm toán.

Thực tế hoạt động của các công ty niêm yết cho thấy những công ty này chưa có cơ chế cảnh báo sớm từ phía nhà đầu tư, các bên liên quan tới

Hội đồng quản trị đối với các tiêu cực, các vi phạm về quản trị công ty. Báo cáo nêu trên đã chỉ ra rằng hầu hết các công ty chưa có cơ chế để trao đổi và cảnh báo với Hội đồng quản trị về các hành vi sai phạm của doanh nghiệp.

* Thành viên Hội đồng quản trị hoạt động kiêm nhiệm

Hiện nay, xu hướng quản trị công ty trên thế giới là hạn chế thành viên Hội đồng quản trị tham gia công tác điều hành công ty và phát huy vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Tuy nhiên tại Việt Nam, với vai trò lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc. Theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc [33].

Những con số trên cũng cảnh báo nguy cơ lạm dụng quyền lực của thành viên Hội đồng quản trị là rất lớn. Xét theo sự giám sát giữa cổ đông, nhà đầu tư đối với người quản lý, thì mô hình này có thể giúp giảm chi phí giám sát nội bộ nhưng cũng có thể là thiếu giám sát đủ mạnh từ bên ngoài, nhất là từ cổ đông thiểu số và từ cổ đông Nhà nước. Luật Công ty của Trung Quốc đã quy định rất rõ rằng, khi bất cứ Giám đốc nào có mối quan hệ với doanh nghiệp liên quan đến vấn đề được thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản trị, thì người đó không có quyền biểu quyết nghị quyết cuộc họp cũng như không có quyền thay mặt người khác để biểu quyết [28]. Trở lại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản trị công ty niêm yết và Điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết không cấm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) nhưng cũng không có quy định hạn chế như trên. Bất cập này đã bộc lộ rõ nét với trường hợp của Công ty cổ phần Dầu

thực vật Tường An (TAC), rõ ràng nếu như vướng mắc trên không tồn tại thì chắc chắn sẽ không xảy ra chuyện người đại diện của cổ đông lớn là Vocarimex phủ quyết toàn bộ ý kiến của đại đa số cổ đông, dù quyết định đó không hề mang lại lợi ích cho TAC.

* Thành viên Hội đồng quản trị độc lập chưa phát huy được tính độc lập của mình

Những hành động tư lợi của đại diện Vicarimex trong Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An đã đặt ra một câu hỏi: Trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập ở đâu đối với việc bảo vệ quyền lợi tối cao của cổ đông?. Theo Điều 11 Quy chế Quản trị công ty niêm yết và Điều 24 Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, tính độc lập của thành viên HĐQT được thể hiện bằng quy định: “tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là độc lập không điều hành” (số lượng thành viên Hội đồng quản trị là từ 5 đến 11 người). Quy định này nhằm hạn chế thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành, ngăn ngừa các xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, bản thân từ “độc lập” ở đây cũng gây rất nhiều tranh cãi. Nếu như một số người cho rằng “độc lập” có nghĩa là hoàn toàn không có lợi ích nào từ công ty, bao gồm cả việc không sở hữu cổ phần trong công ty, thì số khác lại hiểu “độc lập” nghĩa là hoàn toàn độc lập về quản lý, tách biệt các mối quan hệ có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tựu chung lại, có thể thấy thành viên HĐQT độc lập bắt buộc phải độc lập trong quan hệ nhân thân và độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế [35].

Độc lập trong quan hệ nhân thân được hiểu là:

- Không từng là nhân viên, người quản lý điều hành của công ty, người đại diện vốn của công ty mẹ tại công ty trong vòng 3-5 năm trước đó.

- Không có mối quan hệ, liên kết với người quản lý điều hành, nhân sự cấp cao của công ty, cổ đông lớn (sở hữu một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của công ty trở lên).

- Không là người làm tư vấn, kiểm toán cho công ty, công ty liên quan trong một khoảng thời gian nhất định trước đó với tư cách cá nhân hoặc là người quản lý điều hành, nhân viên, đối tác, chủ sở hữu,… của hãng cung cấp các dịch vụ này.

- Thời gian tham gia làm thành viên HĐQT của công ty không quá một số năm nhất định kể từ ngày được bổ nhiệm lần đầu tiên. Chẳng hạn, 9 năm theo luật Anh, Hồng Kông,…

Độc lập trong quan hệ về sở hữu và kinh tế được hiểu là:

- Không phải là người sáng lập, là cổ đông lớn của công ty hay là người đại diện của cổ đông lớn. Ở Hồng Kông quy định tỷ lệ tối đa cổ phiếu của công ty niêm yết mà thành viên HĐQT độc lập được phép nắm giữ, chẳng hạn 1% theo quy định niêm yết.

- Ngoại trừ thù lao từ việc làm thành viên HĐQT, không hưởng bất kỳ lợi ích vật chất nào khác (như quyền mua cổ phiếu, các khoản trợ cấp,…) từ công ty.

- Trong vòng 3 năm trước đó không nhận các khoản bồi thường, đền bù,… từ công ty (trừ lương hưu, thù lao do tham gia các ủy ban,…) trên mức quy định, chẳng hạn 100.000 USD theo quy định niêm yết của SGDCK NewYork.

- Không có quan hệ kinh tế với danh nghĩa cá nhân hay với tư cách là người quản lý điều hành, chủ sở hữu dưới dạng hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với công ty và công ty liên quan trong vòng 2 năm (như ở Hồng Kông, Malaysia,…) hoặc 3 năm (như ở Mỹ, Úc,…) trước có giá trị cao hơn mức quy định.

Không rõ ràng trong quy định của pháp luật đã dẫn đến vai trò của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không được phát huy trên thực tế. Theo Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Thẻ điểm quản trị công ty” áp dụng với 100 công ty niêm yết nêu trên, hầu hết các công ty đều có trên một phần ba số thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành. Tuy nhiên, tính chất “độc lập” thực sự theo thông lệ quốc tế thì chưa được thể hiện.

Quan điểm trên một lần nữa cũng được thể hiện trong nghiên cứu

“Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam. Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề” của Nguyễn Đình Cung và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức. Theo đó, các thành viên Hội đồng quản trị này lại điều hành các công ty liên quan hoặc công ty con. Cũng có trường hợp thành viên Hội đồng quản trị độc lập tuy không điều hành các công ty liên quan hoặc công ty con nhưng lại rất phụ thuộc vào Chủ tịch Hội đồng quản trị và những thành viên điều hành khác. Bởi vị trí của những thành viên này trong cơ cấu quản lý điều hành thường thấp hơn nhiều so với Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên điều hành khác [3, 63].

* Chưa quy định chế tài đối với thành viên Hội đồng quản trị vi phạm các nghĩa vụ của người quản lý

Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản trị công ty niêm yết và Điều lệ mẫu không hề quy định chế tài áp dụng đối thành viên Hội đồng quản trị vi phạm nghĩa vụ của người quản lý. Trong khi đó, Luật Công ty của Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippine đã giải quyết rất tốt vấn đề này. Cổ đông có thể khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị trong các trường hợp: do hành vi vi phạm pháp luật gây ra tổn thất; để ngăn cản các giao dịch vi phạm nghĩa vụ mà thành viên Hội đồng quản trị đang thực hiện; để công bố việc sử dụng không đúng quyền hạn do vi phạm nghĩa vụ; thành viên Hội đồng quản trị

không tiến hành các hành động cần thiết kịp thời. Chế tài có thể là bồi thường tổn thất, hoàn trả lại khoản lợi nhuận mà thành viên này thu được do vi phạm nghĩa vụ, thậm chí là phạt tù. Ví dụ, việc vi phạm các nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật công ty của Singapore và Malaysia về hành động trung thực và hạn chế việc sử dụng thông tin thu thập được thông qua vị trí của mình vì lợi ích cá nhân hay làm phương hại đến công ty thì có thể bị phạt từ $ 5.000 đến chịu án tù 1 năm [19].

Tóm lại, HĐQT trong các công ty niêm yết ở nước ta chưa phải là thể chế giám sát và cân bằng quyền lực giữa các bên trong công ty, nhất là giữa chủ sở hữu (các cổ đông) và người điều hành. Thêm vào đó, trình độ năng lực của thành viên HĐQT còn hạn chế, đa số họ chưa có kiến thức quản trị doanh nghiệp để thực hiện quản lý, điều hành công ty một cách chuyên nghiệp mà phần lớn vừa là chủ sở hữu và vừa là người quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 68)