Bảo vệ quyền tham gia thị trƣờng, quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 34)

chứng khoán của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết

Bảo vệ quyền tham gia thị trường, quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung và các nhà đầu tư vào công ty niêm yết nói riêng đã được Luật Chứng khoán ghi nhận là một nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán:“Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân” [14, 1].

* Bảo vệ quyền tham gia thị trường của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Khác với tổ chức phát hành hoặc các công ty chứng khoán, Luật Chứng khoán không đưa ra bất kỳ điều kiện gì đối với nhà đầu tư trong các công ty niêm yết, thực tế họ chỉ cần có vốn là có thể tham gia vào thị trường chứng

khoán. Đây là sự khuyến khích của Nhà nước đối với các nhà đầu tư để họ tham gia vào thị trường này.

* Bảo vệ quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

- Bảo vệ quyền tự do chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp [16, 35]. Quyền này của cổ đông lại được cụ thể hóa trong Quy chế quản trị công ty niêm yết và Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết như sau: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty [2].

- Bảo vệ quyền của nhà đầu tư khi yêu cầu công ty niêm yết mua lại cổ phần của mình

Theo Khoản 1 Điều 90 Luật Doanh nghiệp và Điểm h Khoản 2 Điều 11 Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề trên.

Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không

thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 34)