khoán của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết
Quyền tham gia thị trường, thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư được coi là một quyền cơ bản của nhà đầu tư khi họ bắt đầu tham gia thị trường và khi đã nắm giữ cổ phiếu của các công ty niêm yết. Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp luôn bảo vệ quyền này của nhà đầu tư. Tinh thần của pháp luật là như vậy nhưng không phải lúc sự bảo vệ này cũng được đảm bảo.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC) niêm yết tại Sở Giao dịch thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, DIC chào bán 3 triệu cổ phiếu với tổng khối lượng huy động vốn dự kiến là 43,5 tỷ đồng. Thời hạn đăng ký mua từ ngày 2/12/2010 đến ngày 04/1/2011. Ngày thanh toán tiền mua cổ phiếu là ngày 31/3/2011, ngày dự kiến kết thúc chuyển giao cổ phiếu là ngày 28/4/2011. Mặc dù, Ban lãnh đạo công ty đã cố gắng hết sức mình trong việc tiếp xúc, giới thiệu và xem xét những ưu ái nhất dành cho các tổ chức tài chính và các cá nhân quan tâm đến việc phát hành riêng lẻ 3 triệu cổ phiếu này nhưng đợt phát hành vẫn không thành công. Tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém không phải là nguyên nhân của tình trạng trên bởi doanh thu quý 1/2011 của công ty đạt 207,4 tỷ đồng, bằng 90% so với cùng kỳ năm trước (230,26 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 7,024 tỷ đồng, tăng 183% so với cùng kỳ (3,83 tỷ đồng).
Ngày 12/5/2011, DIC sẽ trả cổ tức năm 2010 bằng tiền với tỷ lệ 12%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng) [33].
Công ty cho rằng giá thương lượng không đạt được như mong muốn trong phương án phát hành làm cho đợt phát hành không thành công. Nhưng nguyên nhân không phải do yếu tố giá cả mà là quy định về thời gian bắt buộc nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư. Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ thì nhà đầu tư mua cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Mục đích của sự hạn chế chuyển nhượng là tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng việc không phải công bố thông tin khi chào bán riêng lẻ để thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. Nếu theo quy định này thì cứ khi nào doanh nghiệp niêm yết chào bán cổ phiếu riêng lẻ, không phân biệt cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi thì đều hạn chế chuyển nhượng 1 năm đối với các nhà đầu tư. Điều này hoàn toàn bất hợp lý. Về mặt lý luận, quy định này trái với Luật Doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, cổ phiếu có tính thanh khoản nên nó có thể được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư mà không cần có ràng buộc gì về thời gian nắm giữ trừ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ phiếu của cổ đông sáng lập. Hơn nữa, không được chuyển nhượng cổ phần nhưng nhà đầu tư vẫn có thể lách luật bằng cách chuyển nhượng quyền mua cổ phần, chỉ cần có lợi nhuận do giá cổ phiếu tăng hơn so với giá mua ban đầu. Đối với các nhà đầu tư được chào mua cổ phiếu riêng lẻ, họ sẽ không mua cổ phiếu này vì có nhiều rủi ro trong 1 năm phải nắm giữ cổ phiếu, đặc biệt là khi dòng tiền đầu tư vào kênh chứng khoán giảm mạnh so với thời điểm năm 2007 do Chính phủ thực hiện mạnh mẽ chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khoá thắt chặt theo tinh thần của Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Thay vào đó, nhà
đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng mức lãi suất cố định. Do đó, quy định của Nghị định 01 tỏ ra không có nhiều ý nghĩa trên thực tế. Nếu nhà làm luật muốn quản lý hoạt động chào bán riêng lẻ thì các doanh nghiệp niêm yết cũng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký, công bố thông tin giống như chào bán ra công chúng.
Cũng có ý kiến cho rằng, chào bán riêng lẻ nhằm hướng đến các đối tác chiến lược hoặc những người có đóng góp đối với sự phát triển của công ty như thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, cán bộ công nhân viên trong công ty để họ có thể nắm giữ cổ phiếu ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty không bị xáo trộn do việc chuyển nhượng cổ phần dẫn tới thay đổi bộ máy điều hành. Ý kiến này có phần đúng ở chỗ đối tượng được chào bán riêng lẻ. Khi chào bán cho các đối tác chiến lược nhằm tạo điều kiện cho họ góp vốn lâu dài vào doanh nghiệp, hiện thực hoá các chính sách ưu đãi đối với đối tác chiến lược. Còn chào bán cho những thành viên quản lý, điều hành trong công ty là để ghi nhận những đóng góp của họ đối với sự phát triển của công ty và lợi ích của nhà đầu tư. Nhưng dù các đối tượng này nắm giữ cổ phiếu được chào bán riêng lẻ thì không đồng nghĩa với việc duy trì vị trí quản trị lâu dài ở công ty. Trong một xã hội cổ đông mạnh mẽ, ban quản trị của doanh nghiệp niêm yết gây thiệt hại cho cổ đông thì nhanh chóng bị thay thế bởi các thế lực cổ đông khác và các nhà đầu tư bên ngoài thông qua hoạt động thâu tóm doanh nghiệp. Thâu tóm công ty tạo một sức ép quan trọng buộc người quản trị trong các công ty niêm yết phải chứng tỏ được tài năng của mình. Vì nếu đa số cổ phần rơi vào tay một nhóm nhà đầu tư khác thì số phận của toàn bộ Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc bị đe doạ. Nếu thực hiện cản trở tự do chuyển nhượng cổ phần thì gây ra ít nhất hai hệ quả:
Thứ nhất, quyền sở hữu tài sản của cổ đông bị hạn chế, niềm tin của nhà đầu tư vào công ty niêm yết đó bị suy giảm vì có thể mua nhưng không dễ bán.
Thứ hai, những người quản trị kém năng lực được bảo vệ dưới vỏ bọc “tránh thay đổi bộ máy điều hành do chuyển nhượng cổ phần”.
Về cơ bản, cổ phiếu được phát hành riêng lẻ cũng giống cổ phiếu được phát hành ra công chúng, chỉ khác nhau ở số lượng người mua. Vậy thì tại sao cổ phiếu phát hành riêng lẻ lại bị hạn chế chuyển nhượng? Quyền chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ cũng phải tuân theo Luật Doanh nghiệp. Nếu phát hành riêng lẻ cổ phiếu phổ thông thì nhà đầu tư được tự do chuyển nhượng. Nếu là cổ phiếu ưu đãi biểu quyết thì nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2.2. Bảo vệ quyền đƣợc cung cấp thông tin của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết niêm yết
Thị trường được xem là hiệu quả khi nó thể hiện ở ba khía cạnh: phân phối hiệu quả, hoạt động hiệu quả và thông tin hiệu quả.
Phân phối hiệu quả khi các nguồn vốn của nhà đầu tư được đầu tư vào những công ty có tiềm năng phát triển.
Hoạt động hiệu quả khi các chi phí giao dịch được quyết định theo quy luật cạnh tranh. Chi phí giao dịch hiệu quả là chi phí mà nhà đầu tư trả cho các nhà môi giới và chi phí này được xem là chi phí bình thường mà nhà đầu tư phải bỏ ra. Hoạt động của thị trường được xem là hiệu quả nhất khi chi phí giao dịch bằng không. Thực tế thì điều này không
xảy ra vì phí môi giới là nguồn thu giúp các nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới được tồn tại.
Thông tin hiệu quả khi giá giao dịch phản ánh đầy đủ và tức thời các thông tin có ảnh hưởng tới thị trường. Các nhà đầu tư sẽ tìm cách mua khi giá cổ phiếu có khuynh hướng tăng và bán khi giá có khuynh hướng giảm. Giá chứng khoán sẽ phản ứng ngay lập tức khi có thông tin giá sẽ tăng và ngược lại đối với trường hợp dự đoán giá sẽ giảm [6, 48].
Như vậy, thông tin là một trong ba yếu tố cấu thành để làm nên một thị trường chứng khoán hiệu quả. Thị trường có thông tin minh bạch và đầy đủ sẽ hình thành nên giá chứng khoán hợp lý, giúp nhà đầu tư nắm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, kiểm tra giám sát được thực hiện nhiệm vụ quản lý của những người điều hành công ty. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Quy chế quản trị công ty niêm yết đã dành sự quan tâm thích đáng tới vấn đề này. Nhưng từ ý tưởng của nhà làm luật đến thực tiễn lại là một quãng đường khá dài.
* Chất lượng thông tin trong Bản cáo bạch
Luật Chứng khoán, Nghị định 14/2007 hướng dẫn một số điều của Luật Chứng khoán có quy định về hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng, trong đó có Bản cáo bạch và Báo cáo tài chính. Các số liệu trong Báo cáo tài chính của công ty niêm yết được đảm bảo tính chính xác bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Nhưng các thông tin trong Bản cáo bạch của các công ty niêm yết chưa hoàn toàn được kiểm chứng độc lập.
Theo thông lệ quốc tế, các công ty tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng lần đầu hoặc niêm yết lần đầu trên sàn chứng khoán có trách nhiệm phải cung cấp các báo cáo thẩm định của kiểm toán viên độc lập đối
với các thông tin công bố trong Bản cáo bạch của mình, để đảm bảo các thông tin nhà đầu tư được tiếp cận lần đầu là thông tin trung thực, đầy đủ và hợp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây chưa phải là một quy định bắt buộc và cũng không mấy doanh nghiệp tự nguyện đầu tư vào việc này, dẫn đến tình trạng có những Bản cáo bạch thiếu thông tin hoặc sai lệch như đã diễn ra đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD). Ngày 25/8/2010, DVD được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, DVD được phép phát hành hơn 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ, công nhân viên theo tỷ lệ 100:55 (cổ đông có 100 cổ phiếu được mua 55 cổ phiếu). Giá chào bán dự kiến là 20.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng trong Bản cáo bạch có một số thông tin sai lệch và bỏ sót các thông tin quan trọng, gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư như: không cung cấp được chứng từ chứng minh doanh thu có thật giữa DVD và một số công ty, cũng như giá trị hợp đồng ký kết năm 2010; thông tin về công ty YVERRY không được kiểm chứng (YVERRY là đối tác nước ngoài của DVD trong dự án xây dựng nhà máy bào chế dược phẩm Lili of France). Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc DVD đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo như: Công ty Cổ phần Liên doanh LiLy Pháp, Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Hoàn Thiện, Công ty Cổ phần Quốc tế Viễn Đông. Nhưng thực chất việc kinh doanh do ông Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD. Theo báo cáo tài chính các năm từ 2007- 2010, phần lớn doanh thu của DVD là phát sinh từ các giao dịch với các công ty nêu trên. Về đối tác nước ngoài là công ty YVERRY, DVD đã thừa nhận tại Biên bản làm việc với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 17/11/2010 về việc đưa các thông tin về Công ty YVERRY không được kiểm
chứng, sai lệch, ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư vào trong Bản cáo bạch.
Vì vậy, ngày 19/11 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định đình chỉ đợt chào bán của DVD trong thời gian 60 ngày (kể từ ngày 19/11). Trong thời gian bị đình chỉ chào bán cổ phiếu ra công chúng, DVD vẫn không thể khắc phục được những thiếu sót. Đó là, không cung cấp được chứng từ chứng minh doanh thu có thật của DVD và giá trị các hợp đồng, các thông tin chính xác về công ty YVERRY cũng chưa được chỉnh sửa bổ sung, việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng được DVD giải trình tại Công văn số 32/CVKY/2010 ngày 23/11/2010 là sai mục đích so với kế hoạch nêu tại Bản cáo bạch. Từ những lý do trên, UBCKNN đã quyết định huỷ bỏ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của DVD vào ngày 18/01/2011. DVD phải thu hồi các cổ phiếu đã phát hành và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.
* Chất lượng thông tin trong Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên là sản phẩm thông tin có tính chất định kỳ của doanh nghiệp để công bố thông tin cho các cổ đông và thị trường. Thông tin càng đầy đủ, càng chi tiết thì hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng được minh bạch, nhà đầu tư đặt nhiều niềm tin hơn vào doanh nghiệp và doanh nghiệp tự nâng cao sức thu hút vốn đầu tư. Nhiều doanh nghiệp niêm yết đã ý thức sâu sắc về vai trò của Báo cáo thường niên đối với lợi ích của chính doanh nghiệp mình. Điển hình là 37 doanh nghiệp niêm yết đã được tôn vinh trong Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên năm 2011 do Báo Đầu tư Chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital tổ chức. Trong đó, Giải đặc biệt thuộc về Báo cáo thường niên của Công ty cổ phần Dược phẩm Hậu Giang và
Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí. Giải Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2011 được trao cho báo cáo của 7 công ty (Phụ lục 4).
Bên cạnh những tín hiệu tích cực này vẫn còn nhiều doanh nghiệp coi Báo cáo thường niên là tài liệu có tính chất đối phó với cơ quan quản lý hơn là một công cụ để tiếp thị, thuyết phục, kêu gọi nhà đầu tư bỏ vốn vào công ty. Nhiều báo cáo tài thường niên lại in nguyên xi báo cáo tài chính. Ngoài ra, Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay thiếu thông tin được lượng hoá, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn và quá nặng nề các thông tin quá khứ nên không nhiều hữu ích với các nhà đầu tư [25]. Hơn nữa, không phải nhà đầu tư nào cũng có chuyên môn về tài chính nên khó có thể nắm bắt được các thông tin trong Báo cáo thường niên.
Chất lượng của các Báo cáo tài chính cũng không khả quan hơn so với Báo cáo thường niên. Theo kết quả điều tra của Nhóm công tác thị trường vốn của Quỹ đầu tư Dragon Capital, nhiều công ty tuy công bố báo cáo tài chính nhưng lại không công bố thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính thiếu các phần quan trọng về giao dịch các bên liên quan. Các khoản đầu tư tài chính không được công bố đầy đủ ra thị trường và chưa được trích lập dự phòng thường xuyên, chủ yếu dồn vào quý IV.
Cũng theo kết quả điều tra này, rất nhiều doanh nghiệp có các công ty con và công ty mẹ thông qua các công ty con để chuyển lợi nhuận, gây thiệt hại cho cổ đông. Trong trường hợp công ty mẹ có nhiều rủi ro thì các rủi ro đó được chuyển về công ty con. Nhưng các công ty mẹ lại không công bố Báo cáo tài chính tóm lược của công ty con nên nhà đầu tư khó có thể xác định các