đầu tƣ trong công ty niêm yết
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ trong công ty niêm yết
Năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời, đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân trong nước. Trong đó, Luật Công ty đã đưa ra những mầm mống manh nha cho khung pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty cổ phần. Lúc này, quyền của cổ đông trong công ty cổ phần còn rất sơ sài. Cổ đông mới chỉ có một số quyền như: sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với số vốn góp, được chia lợi nhuận tương ứng với số cổ phần và tham dự họp Đại hội đồng và biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Quyền tiếp cận thông tin và quyền của cổ đông tham gia vào việc quyết định hàng loạt các vấn đề cơ bản của công ty như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập… không được đề cập đến. Bên cạnh đó, pháp luật về chứng khoán rất đơn giản, chỉ được biết đến là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này không hề đề cập đến các vấn đề có liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư như: quyền khởi kiện của nhà đầu tư tại Toà án hoặc yêu cầu Trọng tài Kinh tế giải quyết tranh chấp; thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các công ty niêm yết trong bảo đảm thực hiện quyền lợi của nhà đầu tư.
Chế độ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư manh nha, sơ sài như trên được áp dụng trong thời kỳ 1991 – 1999. Trong giai đoạn gần 10 năm nói trên không có một sáng kiến hay thay đổi nào nhằm hoàn thiện và nâng cao khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta. Thực tế đó xuất phát từ hoàn cảch
lịch sử cụ thể của thời kỳ đó. Mức độ phát triển kinh tế và mức độ thị trường hoá nền kinh tế còn thấp; các doanh nghiệp quy mô nhỏ, giản đơn trong đó người chủ sở hữu vẫn trực tiếp nắm quyền điều hành công ty. Các doanh nghiệp chỉ được quyền làm những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép. Việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư dựa nhiều vào sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước hơn là thông qua các công cụ chỉ đạo điều hành và kiểm soát nội bộ công ty. Mức độ hội nhập còn hạn chế; vì vậy, những tư tưởng mới về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chưa được du nhập ở mức cần thiết vào nước ta. Song song với đó là thị trường chứng khoán nước ta chưa được khởi động. Mãi đến năm 1998, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới được thành lập nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động vì đây là giai đoạn nước ta học tập kinh nghiệm về xây dựng mô hình thị trường chứng khoán.
Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã đánh dấu một bước tiến nhảy vọt quá trình hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư. Quyền của các cổ đông đã được quy định tương đối đầy đủ, cổ đông thiểu số gom số cổ phiếu của họ thành một nhóm để có một số quyền nhất định như: quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trong thời gian này, ngoài Luật Doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ còn ban hành Điều lệ mẫu (Quyết định 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 ban hành mẫu Điều lệ áp dụng cho các công ty niêm yết) được khuyến cáo áp dụng đối với các công ty niêm yết trên các Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Tiếp đó, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP) được ban hành để tạo hành lang pháp lý vận hành thị trường chứng khoán sau sự kiện Trung tâm Giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) chính thức hoạt động vào ngày 20/7/2000. Nói chung, hệ thống cơ quan quản lý và khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư đã có bước phát triển theo hướng phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, khung pháp luật lúc này cũng còn bộc lộ không ít khiếm khuyết, cụ thể là:
- Quyền của cổ đông công ty niêm yết vẫn chưa được quy định đầy đủ và chưa được bảo đảm thực hiện một cách hợp lý như: quyền giám sát trực tiếp của cổ đông hoặc gián tiếp thông qua các thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ; quyền tiếp cận thông tin.
- Chưa thiết lập được các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Trước những bất cập nêu trên và sức ép của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với xu thế cũng như thông lệ đã được thừa nhận. Trong nỗ lực đó phải kể đến việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999); Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Quy chế quản trị công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài Chính) và Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ Tài Chính). Đây là một bước tiến lớn tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong các công ty niêm yết. Có thể nói, quyền của cổ đông trong các công ty niêm yết ở nước ta cũng được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư và có sự tương đồng nhất định với Luật Công ty của các quốc gia như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipine.. Không
chỉ dừng lại ở đó, các văn bản pháp luật trên còn tạo ra cơ chế để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư một cách đầy đủ và cụ thể bao gồm: cơ chế bên trong là khung quản trị công ty niêm yết và cơ chế bên ngoài hay là sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước). Thực tế ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản... đã chứng minh rằng, mức độ bảo vệ đối với nhà đầu tư càng cao thì thị trường chứng khoán càng phát triển, nguồn vốn thu hút vào nền kinh tế qua thị trường chứng khoán càng lớn và như vậy là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đó cũng càng cao. Tất cả những lợi ích này chỉ đạt được ở một đất nước có pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư trong các công ty niêm yết phát huy một cách hữu hiệu.