Chƣa có khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm các công ty niêm yết tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 86)

nhiệm các công ty niêm yết tại Việt Nam

Ở các nước phát triển, định mức tín nhiệm đối các chứng khoán là một hoạt động không thể thiếu được trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đối với thị trường chứng khoán, định mức tín nhiệm là việc định lượng các rủi ro về tài chính của các đợt phát hành chứng khoán hoặc bản thân các tổ chức phát hành chúng.

Hoạt động của tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm có vai trò như sau:

Thứ nhất, việc xếp hạng tín nhiệm cung cấp những thông tin liên quan đến tổ chức phát hành. Dựa vào thông tin đó mà nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro và lợi nhuận yêu cầu để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý;

Thứ hai, việc xác định hệ số tín nhiệm giúp tổ chức phát hành thuận lợi hơn trong vấn đề huy động vốn với chi phí thấp. Thông qua những chỉ số đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra, nhà đầu tư sẽ có điều kiện tiếp cận với những thông tin về tổ chức phát hành. Đặc biệt, khi những tổ chức phát hành được đánh giá là có uy tín có thể phát hành trái phiếu với lãi suất thấp hơn mà vẫn thu hút được nhà đầu tư. Nói một cách khác, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ góp phần làm tăng thêm lòng tin của nhà đầu tư và uy tín của tổ chức phát hành, điều mà thị trường chứng khoán Việt Nam rất cần trong giai đoạn hiện nay;

Thứ ba, việc xác định hệ số tín nhiệm thúc đẩy tổ chức phát hành có trách nhiệm hơn đối với nhà đầu tư. Đánh giá mức tín nhiệm luôn là công việc

liên quan chặt chẽ với uy tín của tổ chức phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thực hiện tốt hơn các cam kết của mình như: thực hiện đúng phương án sử dụng vốn huy động đã trình bày trong Bản cáo bạch, tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty niêm yết...

Việc tiếp cận thông tin của nhà đầu tư chủ yếu do công ty niêm yết cung cấp, ngoài ra nhà đầu tư có tìm hiểu qua trang web của UBCK và Sở Giao dịch chứng khoán. Trong nhiều trường hợp công ty niêm yết không công bố thông tin kịp thời; nguồn cung cấp thông tin chưa đa dạng, nhiều chiều. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay, việc đánh giá năng lực của các công ty niêm yết mới chỉ do một tổ chức xếp hạng tín nhiệm đảm nhiệm - Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt chuyên môn, tổ chức này đánh giá các công ty niêm yết dựa trên hơn 100 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Nhưng về khía cạnh pháp lý thì chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đặt nền tảng cho sự ra đời và hoạt động của loại hình tổ chức này. Xuất phát từ thực tế này, việc xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở nước ta trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã phân tích và bình luận các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam. Qua những tình huống thực tiễn, luận văn đã phân tích những bất cập của pháp luật nước ta trong quá trình áp dụng và nguyên nhân của những bất cập đó. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật của một số nước khác về cùng một vấn đề nghiên cứu để làm rõ hơn những nhận định, bình luận của tác giả. Những đánh giá ở chương 2 là cơ sở cho việc đưa ra các khuyến nghị được nêu tại chương 3.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 86)