Vị thế của UBCKNN chƣa tƣơng xứng với chức năng và nhiệm vụ của mình

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 82)

vụ của mình

Theo Quyết định 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thì UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính. Do thuộc một Bộ chủ quản nên theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, UBCKNN không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, cơ quan này chỉ được ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của UBCKNN. Đây là lý do chính khiến cho UBCKNN không thể kịp thời đưa ra những giải pháp can thiệp khi diễn biến của thị trường có biểu hiện bất thường, có nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà đầu tư.

Khi nghiên cứu về mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK của các nước trên thế giới, chúng ta có thể thấy sự đa dạng của chúng. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì hiện nay thế giới có 3 mô hình cơ quan quản lý:

Thứ nhất, cơ quan quản lý thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ các cơ quan này như: Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc, Ba Lan.

Thứ hai, cơ quan quản lý thuộc Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương như Việt Nam, Đài Loan và trước đây ở Anh, Nhật Bản, Inđonexia.

Thứ ba, nhiều cơ quan đảm nhiệm trong đó mỗi cơ quan quản lý một lĩnh vực nhất định như ở Trung Quốc trước đây.

Mô hình thứ nhất được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn cả. Do có vị trí độc lập so với các Bộ khác nên cơ quan quản lý chứng khoán hoạt động vừa linh hoạt vừa đảm bảo tính can thiệp kịp thời vào diễn biến của thị trường đặc biệt là những bất thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)