Với một hệ thống pháp luật được ban hành một cách đầy đủ và đồng bộ thì việc tuyên truyền để áp dụng pháp luật là rất quan trọng. Phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật đến mọi tổ chức cá nhân, các cán bộ quản lý nhà nước, các thuyền viên, ngư dân nhằm nâng cao ý thức ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển. Luật bảo vệ môi trường và các luật chuyên ngành cần đưa ra các quy định yêu cầu tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm
82
môi trường, bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn dân, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, phát hiện, thông báo kịp thời các sự cố và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức cá nhân thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.
Ý thức của các chủ thể tiến hành hoạt động trên biển quyết định không nhỏ tới việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, tới việc phòng ngừa các sự cố môi trường biển. Do đó phải tuyên truyền và làm cho họ nhận thức tốt về việc phòng ngừa sự cố và kiểm soát môi trường biển. Ví dụ, các tàu cá của ngư dân là đối tượng có nguy cơ gây ra tai nạn nhiều nhất, vì vậy phải tuyên truyền để họ có ý thức được việc cảnh giới là rất quan trọng, đồng thời không cho ngư dân đánh bắt ở những luồng tàu biển đi qua.
Cần đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển, thông qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in, pano, áp phích, tranh cổ động... cùng với các hoạt động tuyên tuyền khác như biểu diễn văn nghệ, hội thảo, triển lãm... để chuyển tải thông tin, thông điệp môi trường tới các nhóm đối tượng khác nhau. Tạo cơ hội khuyến khích cộng đồng phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường biển đặc biệt là ở cơ sở.
Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường biển gắn với từng đối tượng cụ thể.
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết
Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Có thể nói, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập đều được tích cực nội luật hóa, đặc biệt là sau thời
83
gian Việt Nam ban hành Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Thực tiễn thực thi các điều ước quốc tế nêu trên của Việt Nam mặc dù đã có những kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế từ khâu nội luật hóa các cam kết quốc tế đến khâu tổ chức thực hiện. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế được đưa ra như sau:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại của pháp luật Việt Nam, xây dựng chế định luật riêng về bảo vệ môi trường biển trong đó có đầy đủ các quy định trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường biển tạo hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ước. Đối với các điều ước quy định tổng quan nên chuyển hóa gián tiếp vào pháp luật trong nước bằng cách ban hành các văn bản pháp luật trong nước để chuyển tải cam kết từ điều ước quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế mang tính thuần túy kỹ thuật thì nên chuyển hóa trực tiếp, nghĩa là biến điều ước quốc tế thành văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kiện toàn những vấn đề sau:
Đào tạo đội ngũ chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, quản lý và giám sát các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển cũng như mọi tổ chức cá nhân có liên quan nâng cao trình độ chuyên môn và nắm bắt được kiến thức pháp luật cần thiết trong công tác bảo vệ, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, có nhận thức tốt để thực thi các quy định của công ước; có khả năng tư vấn, giám sát việc tuân thủ các tiêu chẩn, quy chuẩn và quy tắc của pháp luật trong lĩnh vực ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; tham gia tuyên truyền giáo dục tới mọi đối tượng hiểu và tuân thủ các quy định của công ước, luật Bảo vệ môi trường.
84
Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý tham gia tổ chức thực hiện, áp dụng quy định của công ước nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cũng như năng lực quản lý thông qua việc nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường biển tổng hợp bằng phương án thành lập các ban quản lý liên ngành; thành lập các trung tâm kiểm tra, kiểm soát biển liên ngành bao gồm các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, lực lượng ứng cứu sự cố tràn dầu, thanh tra các ngành qua đó kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý về môi trường biển đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển cũng như kiểm soát chặt chẽ, kịp thời đưa ra các biện pháp đề phòng, chế ngự, ngăn ngừa mọi nguồn gây ô nhiễm biển.
Giải quyết bài toán tài chính tạo nguồn vốn đầu tư, trang bị đầy đủ các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm đáp ứng các quy định đề ra, xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý an toàn ngăn ngừa ô nhiễm thỏa mãn các quy định của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tăng cường hê ̣ thống kiểm tra , kiểm soát để đảm bảo những quy đi ̣nh đã được ban hành về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm biển được thực thi nghiêm túc, khắc phu ̣c tình tra ̣ng thực hiê ̣n mô ̣t cách đối phó hay gian dối . Tăng cường đầu tư, trang bị bổ sung các nguồn lực của các cơ quan chức năng như Cảnh sát biển, Cảnh sát đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa… nhằm đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời các trường hợp cố tình gây ô nhiễm biển của các phương tiện, bao gồm cả các phương tiện nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam.