Tăng cường vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Có cơ chế ưu đãi về tài chính, thuế (miễn, giảm thuế) để khuyến khích các chủ thể các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đầu tư vào các dịch vụ môi trường biển, an toàn môi trường biển, các công nghệ phòng ngừa và làm sạch môi trường biển tiên tiến trên thế giới; có ưu đãi về thuế cho những chủ thể có hành vi tích cực để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường biển, nghiên cứu về các giải pháp và công nghệ áp dụng trong ngăn ngừa ô nhiễm biển.
Xây dựng cơ chế thuận lợi, gỡ bỏ những quy định không còn phù hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ tiếp
87
nhận chất thải cũng như các giải pháp, trang thiết bị đảm bảo cho việc ngăn ngừa ô nhiễm biển tại Việt Nam. Khuyến khích thành lập các hội về môi trường, xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thiết lập chương trình giám sát và quản lý môi trường của các dự án; thành lập tổ chức quản lý môi trường nhằm mục đích giám sát và cảnh báo môi trường, thực hiện luật, quy chế về bảo vệ môi trường; xây dựng tiêu chuẩn và cấp các loại chứng chỉ, giấy phép đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm biển cho các đối tượng; cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát ngăn ngừa sự đổ thải bừa bãi dầu, cặn dầu, nước dằn chứa dầu và nước thải, lưu giữ và xử lý cặn dầu, hoạt động súc rửa tàu, hoạt động sửa chữa tàu... cần phải được rà soát và hoàn thiện nhằm đẩy mạnh việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường từ các phương tiện giao thông và các tàu nước ngoài tại các vùng biển Việt Nam.
88
KẾT LUẬN
Ô nhiễm môi trường biển hiện nay đang là một vấn đề bức thiết và đe dọa tới sự tồn tại, phát triển của hệ sinh thái biển cũng như đời sống con người, hiện trở thành vấn đề bức xúc không chỉ của riêng Việt Nam mà cả cộng đồng thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải tích cực trong công tác ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển từ mọi nguồn khác nhau. Do đó quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là vấn đề tất yếu, phù hợp với xu thế chung đảm bảo phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm soát ô nhiễm biển, Việt Nam đã áp dụng các công cụ, biện pháp khác nhau nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển trong đó pháp luật giữ một vai trò trọng tâm, tạo cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm biển được đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Việt Nam đã cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển đồng thời tham gia các điều ước quốc tế để chung tay cùng với các nước, tổ chức môi trường quốc tế giảm thiểu nguồn ô nhiễm tiến tới loại bỏ dần ô nhiễm tại vùng biển Việt Nam. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc ngăn ngừa ô nhiễm biển như ban hành một loạt các văn bản pháp luật, chính sách tạo ra một khung pháp lý toàn diện điều chỉnh các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm thì vẫn còn đó những bất cập hạn chế trong công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển nói chung và thực hiện công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển nói riêng.
Từ tình hình ô nhiễm môi trường biển hiện nay và thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm biển còn nhiều bất cập do vậy cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đảm bảo thực thi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác ngăn ngừa ô nhiễm cho cả khu vực./.
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Nhân Ái (2008), "Kiểm soát của quốc gia có cảng - thiết chế đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế", Luật học, (4), tr. 3-8, 35.
[2] Cục Đăng Kiểm Việt Nam (2003), Công ước Marpol 73/78 về ngăn
ngừa ô nhiễm biển từ tàu, (Tài liệu dịch), Hà Nội.
[3] Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam
và chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
[4] Nguyễn Bá Diến (2008), "Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển", Khoa học, (Chuyên san Kinh tế - Luật), (24), tr. 224-238.
[5] TS. Ngô Kim Định, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT,
Giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động của phương tiện thủy.
[6] TS. Ngô Kim Định, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT, ThS. Đỗ Đức Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông hàng hải giai đoạn 2011-2015.
[7] Nguyễn Thu Hà (2002), Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển do hoạt động và tai nạn của tàu biển gây ra ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học.
[8] Nguyễn Thu Hà (2004), "Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển ở Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (5) tr. 33-41.
[9] Nguyễn Đình Hòe (2007), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
90
[10] Nguyễn Chu Hồi (2003), Chiến lược môi trường quốc gia và quá trình thực hiện ở vùng bờ biển Việt Nam, Nha Trang.
[11] Huỳnh Anh Hoàng, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường ĐN; Phạm Văn Sơn, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Giải pháp xử lý nước đáy tàu thuyền bị nhiễm dầu.
[12] Nguyễn Trung Hưng (2005), Pháp luật Việt Nam về phòng ngừa,
xử lý và khắc phục ô nhiễm biển do dầu, Luận văn thạc sĩ Luật học.
[13] Trần Văn Khương, Vụ Pháp chế, Bộ TNMT (2008), Pháp luật về
bảo vệ môi trường, Hà Nội.
[14] GS. TS Trần Hiếu Nhuệ, Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải cấp cơ sở, Hà Nội.
[15] ThS. Nguyễn Văn Phương, Đại học Luật Hà Nội (2006), “Việt Nam với việc thực thi công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chứng”, Tạp chí Khoa học Pháp luật số 2 (33).
[16] Đỗ Văn Sen (2008), "Ô nhiễm môi trường biển và vấn đề thực thi các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, 9(245), tr. 74-80.
[17] Nguyễn Văn Tài, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2009), Cần có một chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường
biển, Hà Nội.
[18] Nguyễn Hồng Thao (2003), Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam -
Luật pháp và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[19] Nguyễn Hồng Thao (2004), Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải
91
[20] Trương Thu Trang (2009), "Pháp luật về bảo vệ môi trường kinh nghiệm một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam", Thông tin Khoa học xã hội, (3).
[21] Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và pháp lý
phục vụ xây dựng nội dung quy định quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo, Hà Nội.
[22] Tuyển tập các Công ước hàng hải quốc tế (2003), Nxb Lao động, Hà Nội.
[23] Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[24] Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
[25] "Thực trạng pháp luật môi trường Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" (2003), Thông tin Khoa học pháp lý, (Số chuyên đề), (10+11).
92