Giải pháp kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 84)

Để quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển một cách có hiệu quả, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp khác song song cùng giải pháp pháp luật:

85

Giải pháp kinh tế: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay chúng ta

có thể sử dụng một số công cụ kinh tế để hạn chế ô nhiễm môi trường như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, thuế…đưa ra những quy định để thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguồn thải. Từ đó tạo cơ chế tài chính cho việc thực hiện các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm cũng như đầu tư cho các trang thiết bị nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển.

Nguyên tắc trả tiền trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường biển bằng cách thu phí, thuế và lệ phí phải được xác định rõ ràng, công bằng và minh bạch. Chỉ khi đánh trực tiếp vào túi tiền của các chủ thể thì mới có thể tránh được tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên biển một cách bừa bãi và lãng phí, tăng cường ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của các chủ thể trực tiếp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như thành phần môi trường biển. Nhờ thế, không cần đến sự giám sát, kiểm tra thường xuyên và gắt gao của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các chủ thể cũng tự nguyện tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hoặc để được giảm tiền phí kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải nộp, hoặc để không mất đi khoản tiền kí quĩ hay cũng có thể để hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, miễn, giảm thuế của Nhà nước. Khi đó gánh nặng quản lí của các cơ quan nhà nước đã được giảm đi đáng kể.

Giải pháp xã hội: Là nâng cao nhận thức về ngăn ngừa ô nhiễm môi

trường biển với việc tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tiện đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng, cũng như lợi ích to lớn và lâu dài đối với việc đầu tư ngăn ngừa ô nhiễm biển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đến tất cả các học sinh phổ thông, huy động quần chúng tham gia một cách tự giác.

86

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo về bảo vệ môi trường cho các chủ doanh nghiệp, ngư dân đi biển, chủ tàu để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho phát triển, mang lại lợi nhuận lâu dài cho chính họ. Định kỳ tổ chức các chương trình hành động về môi trường biển, v.v... Tạo điều kiện để mọi người dân tham gia vào quản lý và bảo vệ môi trường biển và nâng cao nhận thức xã hội, ý thức về quyền lợi và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường biển.

Giải pháp khoa học kỹ thuật: Là việc áp dụng các biện pháp khoa học

công nghệ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: Sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Việt Nam chưa có khả năng tài chính dồi dào trong quản lí môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển nói riêng. Vì vậy, chúng ta có thể từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 84)