tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển
So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật còn tương đối mới mẻ. Hệ thống pháp luật môi trường được chia thành hai mảng lớn. Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các qui định pháp luật về bảo tồn và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều chỉnh vấn đề này, Nhà nước ban hành pháp luật về quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học như: bảo vệ nguồn nước, nguồn thuỷ sinh,
26
bảo tồn nguồn gen, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên khoáng sản… Các quy định về mảng này điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài nguyên phụcvụ cho các hoạt động phát triển, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của họ với việc bảo tồn và sử dụng hợp lý chúng, đảm bảo lợi ích chung lâu dài về môi trường của cộng đồng.
Mảng thứ hai gồm tất cả các qui định pháp luật về kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Về mảng này, pháp luật môi trường được xây dựng và thực hiện theo hướng ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể có liên quan để giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường, phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực cho môi trường, trong đó có môi trường biển. Các quy định pháp luật về mảng này bao gồm các nội dung: đánh giá môi trường; quản lí chất thải; hệ thống qui chuẩn kĩ thuật môi trường; giải quyết các tranh chấp môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các hoạt động cụ thể…Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển thuộc mảng thứ hai trong hệ thống pháp luật môi trường. Theo đó, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển. Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động này nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển được chia thành hai nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất gồm các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình họ tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác mà có xả thải ra biển. Các chủ thể này có thể là các chủ thể tiến hành hoạt động hàng hải, dầu khí, công nghiệp, thủy sản, du lịch biển…và các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư. Ngoài việc
27
thực hiện nghĩa vụ pháp lí theo qui định của pháp luật, các chủ thể này có trách nhiệm phối hợp để cùng nhau giải quyết khi có sự cố môi trường biển, vấn đề bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể với nhau khi có thiệt hại xảy ra... Xem xét dưới góc độ quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, nhóm đối tượng này được xem là những chủ thể bị quản lí bởi nguy cơ gây ô nhiễm trên biển từ các hoạt động của họ. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Mục đích của việc ban hành pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là định hướng hành vi xử sự cho các chủ thể. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong từng trường hợp sẽ được xác định. Trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, các chủ thể có quyền thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép, thậm chí được thực hiện cả những hành vi mà pháp luật không cấm. Một trong hai đặc trưng cơ bản của pháp luật là tính bắt buộc thực hiện. Vì vậy, pháp luật xác lập ranh giới giữa những hành vi được làm, không được làm và phải làm của các chủ thể nhằm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. Ngoài ra, biện pháp pháp luật còn bao gồm cả việc đưa ra những định hướng hành vi xử sự của các chủ thể khi họ tiến hành các hoạt động liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.
Nhóm thứ hai gồm các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: đặc trưng của nhóm quan hệ này là một hoặc các bên trong quan hệ là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển thông qua hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhà nước có nhiều thế mạnh để tiến hành hoạt động kiểm soát của mình như ban hành pháp luật và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lí, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Đây là hệ thống cơ quan được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ các cơ quan có
28
thẩm quyền chung cho đến các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Hệ thống các cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhằm đạt đến những mục tiêu đã được xác định mà Nhà nước đặt ra. Đồng thời, quan hệ này cũng có thể phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhau trong việc phối hợp giải quyết các sự cố môi trường trên biển do hoạt động hàng hải. Có thể khẳng định rằng với quyền lực và sức mạnh cưỡng chế, hiệu quả quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động của hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Nội dung các qui định pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển đối với nhóm chủ thể này bao gồm quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoặc giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn luật định của mình. Tương tự, đối với các tổ chức và cá nhân, pháp luật cũng xác định khung pháp lí buộc các chủ thể điều chỉnh hành vi xử sự của mình nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Những qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm biển nói trên cuối cùng cũng nhằm vào mục tiêu cơ bản là phát triển bền vững, góp phần duy trì và phát triển kinh tế biển Việt Nam.
29
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Những hoạt động gây ô nhiễm trên biển
a. Hoạt động hàng hải
Ô nhiễm dầu: Theo đánh giá chung trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học của thế giới, lượng dầu thải xuống các vùng nước hàng năm (đặc biệt là với nước biển) ước tính theo tỷ lệ: 73% từ hoạt động tàu biển, 21% từ sự cố hàng hải và 6% từ các nguồn khác [21, tr.13]. Việc khai thác các loại tàu, xà lan dầu làm cho tỷ lệ ô nhiễm dầu ở mức cao nhất. Trong các vụ tràn dầu dưới 7 tấn thì 90% là trong quá trình nhận, trả hàng, tiếp nhận nhiên liệu và thường xảy ra trong cảng hoặc tại bến nhận/trả hàng. Các vụ tràn dầu với khối lượng lớn hơn thường do tàu đâm va hoặc mắc cạn. Tại các cảng biển, hiện tượng ô nhiễm dầu mỡ do các phương tiện để rò rỉ nước lacanh, nước buồng máy, thậm chí bơm trái phép ra biển vào ban đêm hoặc khi tàu bắt đầu rời cảng hay vào những lúc thời tiết xấu. Việc cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu cho tàu, việc sửa chữa nhỏ và vứt bừa bãi các loại chất gây ô nhiễm dính dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm vùng nước cảng biển. Các sự cố như vỡ đường ống, tai nạn nhỏ cũng dẫn đến ô nhiễm dầu mỡ tại các cảng biển. Sự cố tràn dầu hoặc tai nạn do đâm va là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu ở mức nghiêm trọng [21, tr.13].
Ô nhiễm do chở xô hóa chất và khí hóa lỏng: Các hóa chất và khí hóa lỏng thường được chở xô trong các khoang két của các tàu chuyên dùng. Các loại tàu chở hóa chất thường có cấu trúc phức tạp để đảm bảo các yêu cầu trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Việc đổ thải hoặc rò rỉ các
30
hóa chất ra biển thường gây ra ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển và khó có thể khắc phục được hậu quả.
Ô nhiễm do chở hàng nguy hiểm ở dạng xô và bao gói: Trong tổng lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đội tàu chở hàng tổng hợp, hàng nguy hiểm chiếm khoảng 15% [21, tr.13]. Đặc biệt, hàng nguy hiểm ở dạng bao gói thường được vận chuyển bằng container. Ngoài ra, xu hướng chuyên chở các hóa chất trong các thùng, các két nhỏ và trong các container ngày càng tăng. Một số hóa chất phục vụ cho hoạt động khai thác tàu như các loại sơn bảo quản, xà phòng, các dung dịch tẩy rửa cũng là nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường biển.
Ô nhiễm do rác và nước thải sinh hoạt: Rác trên tàu bao gồm các loại dung môi, nhựa hữu cơ, thủy tinh, bao gói… Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất không được thu gom đưa đi xử lý mà thải thẳng xuống biển. Một phần đáng kể các chất gây ô nhiễm này là từ các con tàu đậu trong khu vực cảng. Số lượng và tính chất của rác thải do tàu sinh ra phụ thuộc nhiều vào kích cỡ và loại tàu. Người ta ước tính rằng, mỗi ngày một người trên tàu hàng tạo ra một lượng chất gây ô nhiễm sinh hoạt là 1,5kg và số lượng này sẽ gấp đôi với một người trên tàu khách. Trong đó có khoảng 20% là chất gây ô nhiễm thực phẩm (gồm cả chất lỏng), 40 – 55% là những chất gây ô nhiễm dễ cháy (như giấy, giẻ…), những chất gây ô nhiễm không cháy được thường chiếm từ 25 – 40%, 8 – 10% chất gây ô nhiễm còn lại là thủy tinh [21, tr.14].
Ô nhiễm do nước ballast: Hàng năm, các loại tàu biển đã chuyển khoảng 10 tỷ tấn nước ballast giữa các vùng trên thế giới [21, tr.14]. Nước ballast đóng vai trò quan trọng đối với an toàn và hoạt động hiệu quả của ngành vận tải hiện đại, giúp cho tàu cân bằng và giữ được ổn định khi không
31
có hàng hay chở hàng không hết tải. Điều đáng quan tâm là trong nước ballast có chứa hàng ngàn loại sinh vật biển bao gồm vi khuẩn, động vật không xương sống, nang, ấu trùng của nhiều loại sinh vật khác nhau. Các loài sinh vật không mong muốn này sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu đến đời sống của môi trường biển tại nơi mới đến, tiêu diệt thủy hải sản, đến ngành công nghiệp ven biển và cả sức khỏe con người.
Ô nhiễm do sử dụng sơn chống hà độc hại: Sơn chống hà bảo vệ vỏ tàu, chống lại bám dính của các loại như hà, các phù du khác của biển. Tàu không được phủ bởi các chất chống hà có thể có tới 150kg hà/m2 trong khoảng thời gian dưới 6 tháng tàu hoạt động trên biển. Chỉ cần một lượng nhỏ hà cũng có thể làm tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ lên tới 40% và có thể lên tới 50% [21, tr.14]. Chất độc trong sơn chống hà sẽ làm tăng hiệu quả việc giữ cho vỏ tàu, thuyền sạch và nhẵn và ít độc hại hơn khi sử dụng các phương pháp có các chất thạch tín. Mặc dù chất độc trong sơn chống hà đã bị Tổ chức Hàng hải quốc tế cấm sử dụng, tuy nhiên, hiện nay nhiều tàu thuyền vẫn sử dụng loại độc tố này.
Ô nhiễm khí thải từ động cơ: Để duy trì hoạt động nhiều ngày trên biển, tàu phải có hệ thống động lực như máy chính, một vài tổ hợp máy phát điện, các hệ thống bơm, các hệ thống tàu bè, một mạng lưới đường ống và các két chứa nhiên liệu, dầu mỡ… Trong đó, máy chính và các máy phát điện trên tàu thường là các động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu diezel. Khí thải từ các máy này đem theo các khí độc hại như CO2, CO, NO2, CmHn, RCHO và muội than vào môi trường không khí [21, tr.15]. Lượng khí xả có trong các động cơ tàu thủy là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể nhất từ vận tải biển.
Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồng lạch: Quá trình xây dựng cảng như xây kè, đóng cọc, nạo vét, xây dựng đê
32
chắn sóng gây xáo trộn mạnh trầm tích đáy biển và môi trường nước tại khu vực xây dựng cảng. Đây chính là nguyên nhân làm tăng độ đục, tăng chất ô nhiễm trong nước và nhu cầu ôxy sinh hóa. Việc nạo vét, duy tu luồng trước cảng cũng gây những xáo trộn rất lớn đối với lớp trầm tích bề mặt, làm mất ổn định tạm thời trầm tích đáy, gia tăng hàm lượng các chất lơ lửng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước.
Ô nhiễm môi trường do sự cố tai nạn hàng hải: Tai nạn và sự cố hàng hải là một trong những nguồn gây ô nhiễm biển trong quá trình khai thác và sử dụng phương tiện giao thông đường biển. Nguyên nhân của các sự cố có thể từ đâm va, va quệt, mắc cạn, thủng vỏ tàu, cháy nổ, tràn dầu, thiên tai, sự cố máy… Có thể nói, bất kỳ sự cố tai nạn hàng hải nào cũng đều gây thiệt hại lớn về vật chất và gây ô nhiễm trên biển.
b. Hoạt động thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển
Trong các sự cố môi trường biển gây ra do dầu, thì nguyên nhân do hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí chỉ góp một tỷ lệ nhỏ (khoảng 2%) [21, tr.19]. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố thì hậu quả để lại với môi trường biển và các hệ sinh thái là vô cùng nặng nề và có có thể khôi phục được. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu, sự cố kỹ thuật như va chạm tàu trên biển, sự cố xảy ra tại các cơ sở khai thác dầu khí trên biển cũng như các loại hình ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc [21, tr.19].
Quan trắc chất lượng nước ở các khu công nghiệp dầu khí miền Nam Việt Nam được thực hiện tại sáu trạm chính. Người ta đánh giá rằng lượng dầu thất thoát từ các giàn khoan vào biển là 270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm 2000. Từ năm 1990 đến 1995 đã có 12 vụ tràn dầu (từ 2-3 m3 đến 15 m3 ) được ghi nhận. Từ năm 1995 đến 2000 đã có 91.497 tấn từ 31 vụ tràn xảy ra ở
33
biển Việt Nam [21, tr.19]. Khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng hàng thứ tư Đông Nam Á, sau Malysia, Indonesia và Philippine, đứng thứ 44 trong danh sách các nước sản xuất dầu lửa trên thế giới.
Hiện dầu thô được khai thác tại các dàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông. Bên cạnh đó, khí đốt cũng được khai thác ở một số dàn khoan như Bạch Hổ, Thăng Long ... Tổng công ty dầu khí đang xây dựng dự án khai thác khí đốt tại vùng Nam Côn Sơn (khu vực Lan Anh, Lan Đổ) [21, tr.20]. Tuy nhiên, song song với các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí tăng lên thì các sự cố gây ô nhiễm dầu cũng ngày một nhiều lên.
c. Hoạt động công nghiệp ven biển
Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công