3.4.1. Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng biển
Để kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý môi trường đòi hỏi không chỉ sự phối hợp mà còn cả sự phân cấp quản lý rõ ràng hợp lý, có các văn bản kiện toàn hệ thống ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm biển ở cấp quốc gia, cấp
79
tỉnh và đặc biệt chú trọng kiện toàn tổ chức quản lý cấp huyện, cấp xã, là những cơ quan quản lý trực tiếp tài nguyên, môi trường biển. Xây dựng chiến lược ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm ở từng cấp, tập trung vào các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn ngay từ nguồn. Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong nước và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành và các địa phương dưới sự điều tiết thống nhất của Chính phủ để quản lý, bảo vệ môi trường biển có hiệu quả.
Ở địa phương hiện nay việc kiểm soát ô nhiễm bi ển thường tổ chức thực hiện theo từng địa phương và chưa kết nối các tỉnh liền kề giáp biển với nhau, chưa chú trọng đến kiểm soát biển nên hiệu quả chưa cao vì ảnh hưởng ô nhiễm trên biển khác hẳn trên đất liền do tính chất lan toả nên ảnh hưởng rộng, không những chỉ trên khu vực biển của địa phương mà còn lan toả sang địa phương khác, khu vực khác, thậm chí là ảnh hưởng đến các quốc gia liền kề. Do sự phức tạp của kiểm soát môi trường biển, cần thiết xây dựng cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành, đa bên. Ở cấp tỉnh, vai trò đầu mối là Sở TN&MT (Chi cục MT và Chi cục Biển và Hải đảo); còn tất cả các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan tới sử dụng và tác động đến các thành phần môi trường khác nhau là những cơ quan tham gia.
Xem xét đề xuất các mô hình quản lý phù hợp đối với từng hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của từng địa phương ; phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao năng lực chuyên môn, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các phòng, ban quản lý tài nguyên, môi trường biển tại địa phương.
3.4.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật
Việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm biển thôi là chưa đủ mà cần phải đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm
80
tra việc chấp hành quy định của pháp luật đảm bảo các quy định được thực thi nghiêm túc như tăng cường phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng thanh tra chuyên ngành và thanh tra môi trường để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo tinh thần quy định rõ, minh bạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, kiểm soát hoạt động phòng chống ô nhiễm biển.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật môi trường biển, đảm bảo công tác kiểm tra thường xuyên, liên tục. Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành và thanh tra môi trường để kiểm soát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Cần sớm thành lập lực lượng pháp chế dân sự (song song với lực lượng hải quân) giám sát việc khai thác tài nguyên vùng ven biển 28 tỉnh và ngoài khơi, lực lượng này sẽ hỗ trợ lớn cho công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm biển.
Ngoài ra, để công tác giám sát, cưỡng chế thực thi các quy định của pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển có hiệu quả cần phải đầu tư kinh phí cho các cơ quan, tổ chức và địa phương có đủ phương tiện lấy mẫu, thiết bị phân tích, giám định các chỉ tiêu môi trường thông thường làm bằng chứng cho việc cưỡng chế thực thi theo đúng các tiêu chuẩn, quy định đề ra.
3.4.3. Tài chính và nhân lực
Kinh phí kiểm soát ô nhiễm môi trường biển chủ yếu được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần khai thác hợp lý nguồn kinh phí này và khai thác các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương, các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
81
Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cần được lồng ghép chặt chẽ vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Song song với các hoạt động tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế, phải xây dựng một cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, để không chỉ duy trì chính hoạt động kiểm soát ô nhiễm mà còn để nó có thể hỗ trợ đắc lực việc giải quyết các vấn đề môi trường biển trên thực tế.
Cần đầu tư vào các tiện ích, dịch vụ và công nghệ môi trường, mà nếu chỉ dựa vào đầu tư của nhà nước là chưa đủ và thiếu tính bền vững. Do vậy phải tìm kiếm đầu tư vào môi trường từ khối tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng, tăng cường sự cộng tác giữa khối nhà nước và khối tư nhân trong đầu tư môi trường và cần được triển khai ở tất cả các cấp.
Để triển khai hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở mọi ngành, mọi cấp, nhằm có được đội ngũ cán bộ quản lý biển có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Các hoạt động đào tạo phải được tăng cường, đặc biệt lưu ý đến các lĩnh vực kiểm kê nguồn ô nhiễm, thanh tra môi trường, quản lý chất thải, quản lý tổng hợp, quy hoạch môi trường...
3.4.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Với một hệ thống pháp luật được ban hành một cách đầy đủ và đồng bộ thì việc tuyên truyền để áp dụng pháp luật là rất quan trọng. Phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật đến mọi tổ chức cá nhân, các cán bộ quản lý nhà nước, các thuyền viên, ngư dân nhằm nâng cao ý thức ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển. Luật bảo vệ môi trường và các luật chuyên ngành cần đưa ra các quy định yêu cầu tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm
82
môi trường, bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn dân, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, phát hiện, thông báo kịp thời các sự cố và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức cá nhân thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.
Ý thức của các chủ thể tiến hành hoạt động trên biển quyết định không nhỏ tới việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, tới việc phòng ngừa các sự cố môi trường biển. Do đó phải tuyên truyền và làm cho họ nhận thức tốt về việc phòng ngừa sự cố và kiểm soát môi trường biển. Ví dụ, các tàu cá của ngư dân là đối tượng có nguy cơ gây ra tai nạn nhiều nhất, vì vậy phải tuyên truyền để họ có ý thức được việc cảnh giới là rất quan trọng, đồng thời không cho ngư dân đánh bắt ở những luồng tàu biển đi qua.
Cần đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển, thông qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in, pano, áp phích, tranh cổ động... cùng với các hoạt động tuyên tuyền khác như biểu diễn văn nghệ, hội thảo, triển lãm... để chuyển tải thông tin, thông điệp môi trường tới các nhóm đối tượng khác nhau. Tạo cơ hội khuyến khích cộng đồng phát huy các sáng kiến, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường biển đặc biệt là ở cơ sở.
Xây dựng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường biển gắn với từng đối tượng cụ thể.
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết
Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển. Có thể nói, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập đều được tích cực nội luật hóa, đặc biệt là sau thời
83
gian Việt Nam ban hành Luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Thực tiễn thực thi các điều ước quốc tế nêu trên của Việt Nam mặc dù đã có những kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, hạn chế từ khâu nội luật hóa các cam kết quốc tế đến khâu tổ chức thực hiện. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế được đưa ra như sau:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại của pháp luật Việt Nam, xây dựng chế định luật riêng về bảo vệ môi trường biển trong đó có đầy đủ các quy định trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường biển tạo hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch cho việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ước. Đối với các điều ước quy định tổng quan nên chuyển hóa gián tiếp vào pháp luật trong nước bằng cách ban hành các văn bản pháp luật trong nước để chuyển tải cam kết từ điều ước quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế mang tính thuần túy kỹ thuật thì nên chuyển hóa trực tiếp, nghĩa là biến điều ước quốc tế thành văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kiện toàn những vấn đề sau:
Đào tạo đội ngũ chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, quản lý và giám sát các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển cũng như mọi tổ chức cá nhân có liên quan nâng cao trình độ chuyên môn và nắm bắt được kiến thức pháp luật cần thiết trong công tác bảo vệ, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, có nhận thức tốt để thực thi các quy định của công ước; có khả năng tư vấn, giám sát việc tuân thủ các tiêu chẩn, quy chuẩn và quy tắc của pháp luật trong lĩnh vực ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; tham gia tuyên truyền giáo dục tới mọi đối tượng hiểu và tuân thủ các quy định của công ước, luật Bảo vệ môi trường.
84
Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý tham gia tổ chức thực hiện, áp dụng quy định của công ước nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cũng như năng lực quản lý thông qua việc nghiên cứu và áp dụng mô hình quản lý môi trường biển tổng hợp bằng phương án thành lập các ban quản lý liên ngành; thành lập các trung tâm kiểm tra, kiểm soát biển liên ngành bao gồm các lực lượng: Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng, lực lượng ứng cứu sự cố tràn dầu, thanh tra các ngành qua đó kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý về môi trường biển đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển cũng như kiểm soát chặt chẽ, kịp thời đưa ra các biện pháp đề phòng, chế ngự, ngăn ngừa mọi nguồn gây ô nhiễm biển.
Giải quyết bài toán tài chính tạo nguồn vốn đầu tư, trang bị đầy đủ các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm đáp ứng các quy định đề ra, xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý an toàn ngăn ngừa ô nhiễm thỏa mãn các quy định của pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tăng cường hê ̣ thống kiểm tra , kiểm soát để đảm bảo những quy đi ̣nh đã được ban hành về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm biển được thực thi nghiêm túc, khắc phu ̣c tình tra ̣ng thực hiê ̣n mô ̣t cách đối phó hay gian dối . Tăng cường đầu tư, trang bị bổ sung các nguồn lực của các cơ quan chức năng như Cảnh sát biển, Cảnh sát đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa… nhằm đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời các trường hợp cố tình gây ô nhiễm biển của các phương tiện, bao gồm cả các phương tiện nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
3.6. Giải pháp kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật
Để quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển một cách có hiệu quả, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp khác song song cùng giải pháp pháp luật:
85
Giải pháp kinh tế: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay chúng ta
có thể sử dụng một số công cụ kinh tế để hạn chế ô nhiễm môi trường như lệ phí ô nhiễm, lệ phí xả thải, thuế…đưa ra những quy định để thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguồn thải. Từ đó tạo cơ chế tài chính cho việc thực hiện các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm cũng như đầu tư cho các trang thiết bị nhằm ngăn ngừa ô nhiễm biển.
Nguyên tắc trả tiền trong việc sử dụng tài nguyên và môi trường biển bằng cách thu phí, thuế và lệ phí phải được xác định rõ ràng, công bằng và minh bạch. Chỉ khi đánh trực tiếp vào túi tiền của các chủ thể thì mới có thể tránh được tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên biển một cách bừa bãi và lãng phí, tăng cường ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của các chủ thể trực tiếp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như thành phần môi trường biển. Nhờ thế, không cần đến sự giám sát, kiểm tra thường xuyên và gắt gao của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các chủ thể cũng tự nguyện tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hoặc để được giảm tiền phí kiểm soát ô nhiễm môi trường biển phải nộp, hoặc để không mất đi khoản tiền kí quĩ hay cũng có thể để hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, miễn, giảm thuế của Nhà nước. Khi đó gánh nặng quản lí của các cơ quan nhà nước đã được giảm đi đáng kể.
Giải pháp xã hội: Là nâng cao nhận thức về ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển với việc tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tiện đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng, cũng như lợi ích to lớn và lâu dài đối với việc đầu tư ngăn ngừa ô nhiễm biển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đến tất cả các học sinh phổ thông, huy động quần chúng tham gia một cách tự giác.
86
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo về bảo vệ môi trường cho các chủ doanh nghiệp, ngư dân đi biển, chủ tàu để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho phát triển, mang lại lợi nhuận lâu dài cho chính họ. Định kỳ tổ chức các chương trình hành động về môi trường biển, v.v... Tạo điều kiện để mọi người dân tham gia vào quản lý và bảo vệ môi trường biển và nâng cao nhận thức xã hội, ý thức về quyền lợi và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường biển.
Giải pháp khoa học kỹ thuật: Là việc áp dụng các biện pháp khoa học
công nghệ trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển: Sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Việt Nam chưa có khả năng tài chính dồi dào trong