Kiểm tra, giám sát và chế tài áp dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 63)

Kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra giám sát thực hiện các quy định

của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển là trách nhiệm chung không chỉ riêng của cơ quan hay cá nhân, tổ chức nào mà của toàn dân. Các đơn vị này đã tích cực tham gia phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; xử phạt hành chính, yêu cầu bồi thường dân sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm môi trường theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về quản lý chất gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Hiện nay, Việt Nam hiện có khoảng 15 Bộ liên quan trực tiếp và có chức năng về quản lý biển, có 11 lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát biển trên các lĩnh vực, ngành khác nhau (biên phòng, cảnh sát biển, hải quân, hải quan, kiểm dịch y tế, công an, thanh tra hàng hải, an toàn hàng hải, kiểm soát môi trường, kiểm ngư, đăng kiểm). Các lực lượng thanh tra chuyên ngành này tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, từ đó áp dụng các hình thức chế tài đối với hành vi vi phạm, góp phần đảm bảo thực thi các quy định pháp luật trong nước và công ước đề ra.Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống ô nhiễm môi trường biển như lực lượng thanh tra về môi trường còn quá ít, kiểm tra, giám sát còn chưa chặt chẽ, việc xử lý các vi phạm còn chưa nghiêm; Công tác thanh tra, kiểm soát

64

chưa được quan tâm đầu tư đúng mức dẫn đến các lực lượng Cảnh sát biển, thanh tra ngành vẫn không có đầy đủ trang bị thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát và đảm bảo thi hành pháp luật trên biển. Do đó, việc phối hợp cùng các ngành có liên quan khác của Việt Nam trong việc đảm bảo thi hành các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển còn chưa đáp ứng được tình hình thực tế.

Chế tài áp dụng: Do hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính về

quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển chưa nghiêm, còn nhiều nhân nhượng và việc xử lý chưa đến nơi đến chốn nên là hiện nay tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức coi thường pháp luật môi trường và tái phạm nhiều lần. Ngay cả đối với những tội phạm môi trường biển bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự đối với những loại tội phạm này còn thấp chưa đủ sức răn đe. Vì vậy các chủ thể trong nhiều trường hợp chấp nhận gây ô nhiễm để rồi chịu nộp phạt thay vì phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)