Giải pháp: Áp dụng nguyên tắc chất lượng từ gốc trong Lean

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT (Trang 77)

Tuy nhà máy sản xuất trà và nhà máy sản xuất bao bì là hai nhà máy hoạt động trên nguyên tắc độc lập, mối quan hệ giữa hai nhà máy này là mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng. Nhưng có thể thấy rằng sản phẩm của nhà máy bao bì không đảm bảo chất lượng, nên gây ảnh hưởng quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất trà nói chung và dây chuyền sản xuất Trà Xanh Không Độ nói riêng. Tuy nhiên nhà máy sản xuất bao bì không hề chịu trách nhiệm về việc cung cấp sản phẩm kém chất lượng cho khách hàng. Chính điều này tạo cho nhà máy sản xuất bao bì tâm lý chủ quan, thiếu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, nên tiếp tục cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng cho nhà máy sản xuất trà, cụ thể là cung cấp chai và nhãn không đảm bảo chất lượng.

Để có thể khắc phục được vấn đề ở khâu đóng nhãn, công ty nên nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu, cụ thể là chai và nhãn mà nhà máy bao bì cung cấp. Để thực hiện được việc này, công ty nên đưa ra những thủ tục quy định rõ trách nhiệm của nhà máy bao bì, khi cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng cho nhà máy sản xuất trà. Giữa nhà máy sản xuất bao bì và nhà máy sản xuất trà phải tuân thủ nghiêm mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng. Đồng thời công ty nên ban hành những thủ tục hướng dẫn thực hiện cho nhà máy sản xuất trà, khi phát hiện nguyên vật liệu do nhà máy sản xuất bao bì cung cấp không đảm bảo chất lượng. Cụ thể công ty có thể ban hành các văn bản sau, để nâng cao hiệu quả của giải pháp đưa ra:

 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà máy bao bì, phổ biến các tiêu chuẩn đánh giá này đến các nhà máy như: Nhà máy Sữa, nhà máy Trà, nhà máy Bia, để các nhà máy này có tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng sản phẩm của nhà máy Bao Bì. Do đặc điểm của nguyên vật liệu chai và nhãn rất khó thực hiện kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi sản xuất (do nhãn được cuộn tròn thành vòng lớn, chai được sản xuất bằng quy trình khép kín và cung cấp trực tiếp cho nhà máy sản xuất trà, không qua khâu trung gian), nên ta chỉ có thể dựa vào số lần ngừng máy do nhãn và chai gây ra, để đánh giá chất lương sản phẩm do nhà máy bao bì cung cấp, cụ thể:

- Số lần ngừng máy do nhãn hư gây ra không vượt quá 5 lần/ca sản xuất, số lượng nhãn hư trong một ca sản xuất không vượt quá 1%.

- Số lần ngừng máy do chai phù gây không quá 10 lần/ca sản xuất, số lượng bán thành phẩm có chai bị phù trong một ca sản xuất không quá 100 chai.

 Xây dựng thủ tục hướng dẫn thực hiện cho nhà máy Sữa, nhà máy Trà, nhà máy Bia, khi nhận được nguyên liệu kém chất lượng do nhà máy Bao Bì cung cấp. Thủ tục thực hiện có thể gồm các bước sau:

- Bước 1: Trưởng chuyền ghi nhận, thống kê số lần ngừng máy, số lượng nguyên liệu kém chất lượng do nhà máy Bao Bì cung cấp.

- Bước 2: Lập phiếu CAR (hành động khắc phục và ngăn ngừa) gửi cho trưởng phòng QA.

- Bước 3: Trưởng phòng QA có trách nhiệm gửi phiếu CAR đến giám đốc hoặc phó giám đốc xem xét và phê duyệt.

- Bước 4: Sau khi được phê duyệt trưởng phòng QA gửi phiếu CAR (đã được phê duyệt) tới nhà máy Bao Bì và yêu cầu nhà máy Bao Bì có hành độc khắc phục ngăn ngừa. Trưởng phòng QA có trách nhiệm giám sát quá trình khắc phục vấn đề của nhà máy Bao Bì và báo cáo kết quả cho giám đốc hoặc phó giám đốc.

 Ban hành văn bản, quy định trách nhiệm đối với nhà máy sản xuất Bao Bì nếu cung cấp cho nhà máy Sữa, nhà máy Trà, nhà máy Bia những sản phẩm kém chất lượng.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT (Trang 77)