Chương trình đề xuất cải tiến

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT (Trang 28)

Cách thứ hai trong việc khuyến khích sự tham gia của công nhân là xây dựng một chương trình đề xuất cải tiến. Tích cực khuyến khích việc đóng góp ý tưởng cải tiến và khen thưởng xứng đáng cho các ý tưởng thành công.

Một số chuyên gia về Lean Manufacturing cho rằng, duy trì sự tham của công nhân ở mức độ cao trong việc cải tiến liên tục là yếu tố then chốt trong việc áp dụng Lean Manufacturing.

2.3 CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG LEAN MANUFACTURING

Trong lý thuyết của Lean Manufacturing đề cập tới nhiều công cụ và phương pháp quản lý khác nhau, nhưng trong phần này chỉ giới thiệu các công cụ và phương pháp giúp ích cho việc thực hiện nội dung đề tài.

2.3.1 Quản lý bằng công cụ trực quan

Các hệ thống quản lý bằng trực quan, cho phép công nhân của xưởng được thông tin đầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất. Các bảng hiển thị lớn nói chung thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn cho công nhân trong chuyền sản xuất so với các báo cáo và chỉ thị, vì vậy nên đẩy mạnh việc sử dụng công cụ quản lý bằng trực quan. Trong trường hợp cần thiết, cải thiện sự tuân thủ đối với một quy trình thì việc trình bày trực quan giúp nhóm hiểu rõ hơn một quy trình phức tạp bao gồm các thao tác đúng, cách thực hiện đúng cho từng động tác, các mối quan hệ bên trong, bên ngoài giữa các hoạt động và các tác nhân khác. Các công cụ trực quan thường dùng:

1. Các bảng hiển thị trực quan:

Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các lưu đồ của thủ tục quy định và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân.

2. Các bảng kiểm soát bằng trực quan:

Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu bao gồm cả các thông tin về tiến độ sản xuất, thông tin theo dõi chất lượng, v. v… Ví dụ các bảng hiển thị thông tin về lò nấu, nhiệt độ và áp suất hiện tại trong lò nấu, để các nhân viên nấu quản lý tốt quá trình nấu.

3. Các chỉ dẫn bằng hình ảnh:

Công cụ này giúp truyền đạt thông tin cho các công đoạn sản xuất cũng như luồng vật tư được quy định hoạt động hiệu quả hơn. Chẳng hạn như trong nhà máy sản xuất, thường có vẽ những ô dùng để phân khu cho nguyên vật liệu, thành phẩm và các khu dùng để chứa công cụ sản xuất…

2.3.2 Chất lượng từ gốc

Chất lượng từ gốc hay “Làm đúng ngay từ đầu” có nghĩa là: chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất ngay từ những công đoạn đầu, để khuyết tật không có điều kiện phát sinh hoặc nếu phát sinh sẽ bị phát hiện ngay lập tức để ngăn không tạo ra sản phẩm lỗi. Làm đúng ngay từ đầu là điều kiện quan trọng để có thể áp dụng được Lean Manufacturing vào hoạt động sản xuất.

1. Kiểm tra trong chuyền:

Trách nhiệm chính của công tác kiểm tra chất lượng trên dây chuyền sản xuất, được thực hiện bởi công nhân đứng chuyền chứ không phải được thực hiện bởi nhân viên quản lý chất lượng. Mặc dù nhân viên quản lý chất lượng vẫn thường được sử dụng trong dây chuyền sản xuất áp dụng Lean nhưng vai trò của các nhân viên này rất hạn chế, vì thế điều kiện lý tưởng của các dây chuyền sản xuất áp dụng theo Lean là loại bỏ nhân viên kiểm tra chất lượng.

2. Kiểm soát tại nguồn:

Với yêu cầu này, bản thân các nhân viên quản lý chất lượng không đi tìm các khuyết tật sản phẩm mà truy tìm nguồn gốc gây ra khuyết tật. Chẳng hạn, khi phát hiện ra khuyết tật nhân viên quản lý chất lượng kiểm tra xem quy trình sản xuất chuẩn có được tuân thủ hay không, công đoạn nào gây ra khuyết tật…Từ cách làm trên các nhân viên quản lý chất lượng phát hiện ra nguồn gốc của khuyết tật và đưa ra biện pháp khắc phục, ngăn ngừa và đào tạo lại công nhân.

3. Dừng quy trình có chủ ý:

Khi sản phẩm sản xuất bị lỗi, hoạt động sản xuất sẽ bị dừng cho đến khi nguyên nhân gây lỗi được khắc phục. Hành động này giúp duy trì văn hóa không nhân nhượng với khuyết tật, đồng thời ngăn không cho sản phẩm lỗi lọt sang công đoạn sau và gây lãng phí khi sản xuất ra một sản phẩm lỗi.

2.3.3 Sơ đồ chuỗi giá trị

Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thông tin, qua quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này nhằm xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh đúng và thực, những gì diễn ra và những gì mong muốn xảy ra, nhờ đó mà có thể nhìn thấy vấn đề xảy ra một cách rõ ràng hơn, nên việc xác định cơ hội cải tiến cũng thuận lợi hơn.

Sơ đồ chuỗi giá trị thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu kỳ, vì thế nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với yêu cầu về thời gian và từng bước thực hiện công việc. Phương pháp này cũng được dùng trong phân tích và cải tiến quy trình, bằng cách xác định và loại trừ khoảng thời gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.

2.3.4 Bảo trì ngăn ngừa

Bảo trì ngăn ngừa là một loạt các công việc thường nhật, thủ tục và các bước được thực hiện nhằm xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng phát sinh. Lean Manufacturing nhấn mạnh công tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết cho việc giảm thiểu thời gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế. Không

những thế kế hoạch bảo trì ngăn ngừa giúp nâng cao độ tin cậy của máy, nên hạn chế đựơc mức tồn kho, nâng cao tính hiệu quả của dây chuyền sản xuất.

2.3.5 Bảo trì năng suất tổng thể

Bảo trì năng suất tổng thể là phân công công việc bảo dưỡng cơ bản cho thiết bị bao gồm: kiểm tra vệ sinh, bôi trơn, chỉnh sửa các thiết bị hỏng hóc v.v… Bảo trì năng suất tổng thể phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, để công nhân chủ động trong công việc và có trách nhiệm với máy móc của họ đảm nhiệm. Bằng cách phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các công nhân vận hành máy, có thể làm giảm thiểu những trục trặc của máy móc khi hoạt động, vì thế có thể giảm được thời gian dừng máy. Việc này cũng đòi hỏi nhân viên vận hành máy phải thường xuyên thông báo cho nhóm bảo trì, về tình trạng của thiết bị để các vấn đề kỹ thuật tiềm tàng sớm được phát hiện và ngăn ngừa.

Trong bảo trì năng suất tổng thể, tổ bảo trì chịu trách nhiệm cho các hoạt động mang lại giá trị tăng thêm nhiều hơn là cải thiện, đại tu và cải tiến năng suất thiết bị, sửa chữa và huấn luyện kỹ thuật cho nhân viên điều hành.

2.3.6 Nhận xét

Lean Manufacturing là tập hợp những nhóm công cụ, phương pháp, nhằm để tối ưu hoá quy trình sản xuất và chống các loại lãng phí, những công cụ và phương pháp của Lean Manufacturing cũng nhắm tới việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, chẳng hạn như cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng, đúng lúc và đúng với nhu cầu… Không những thế, Lean Manufacturing còn là một triết lý mới trong sản xuất hiện đại, thực hiện trên nền tảng nhu cầu của khách hàng vừa phong phú vừa thay đổi liên tục, cho nên để thích ứng với yêu cầu của khách hàng, Lean Manufacturing đòi hỏi sự cải tiến liên tục và ngày càng hoàn thiện.

2.4 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BẰNG THỐNG KÊ2.4.1 Lưu đồ 2.4.1 Lưu đồ

Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả về các quy trình thực hiện công việc, hay là các quy trình sản xuất. Nó được xem là bảng tóm tắc công việc bằng hình ảnh, cũng là công cụ để nhận biết những lãng phí trong quy trình hiệu quả nhất.

1. Ứng dụng:

Lưu đồ được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, từ những nhân viên làm văn phòng cho tới các công nhân sản xuất đều rất quen thuộc với lưu đồ. Dưới đây là một số ứng dụng của lưu đồ vào hoạt động của công ty.

 Nghiên cứu dòng chảy của nguyên vật liệu qua các bộ phận, nghiên cứu quá trình sản xuất.

 Bản hướng dẫn công việc cho nhân viên.

 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ, quyền hạn giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất.

 Là công cụ để phân tích và cải tiến quy trình.

2. Lợi ích:

Sử dụng lưu đồ đem lại nhiều lợi ích, cụ thể có thể kể tới những lợi ích sau:

 Nhân viên làm việc trong dây chuyền hiểu rõ công việc họ đang làm và vị trí của họ trong dây chuyền.

 Nhân viên mới làm quen với công việc mau chóng.

 Các vấn đề tồn tại trong dây chuyền được thể hiện rõ ràng hơn trên lưu đồ nên việc tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn, vì thế biện pháp khắc phục và giải quyết nhanh chóng được triển khai, hạn chế được tác hại của vấn đề.

 Việc đào tạo nhân viên trong công ty bằng các lưu đồ đem lại hiệu quả rất cao.

2.4.2 Biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể của vấn đề, và nó có dạng hình xương cá nên còn gọi là biểu đồ xương cá. Biểu đồ bắt đầu bằng một phát biểu của vấn đề nằm bên tay phải của biểu đồ (đầu cá), bên trái của biểu đồ là danh sách các nguyên nhân và được xem như là xương cá. Mục đích của biểu đồ là thể hiện mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề. Biểu đồ nhân quả, vẽ lên được một hình ảnh rõ ràng về mối quan hệ nhân quả của vấn đề. Tuy nhiên muốn có được mối quan hệ rõ ràng thì khi xây dựng biểu đồ nhân quả cần tuân thủ trình tự các bước sau:

 Suy nghĩ những nguyên nhân và liệt kê các nguyên nhân: Sắp xếp dọc theo trục xương cá và những nguyên nhân này thường được phân loại theo sáu loại nguyên nhân chính như sau: Công nhân, máy móc, đo lường, nguyên vật liệu, phương pháp và môi trường làm việc.

Tiếp tục suy nghĩ thêm những nguyên nhân nhỏ khác có liên quan tới vấn đề cần giải quyết.

Khi xây dựng biểu đồ nhân quả, đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các thành viên liên quan tới vấn đề cần giải quyết. Xây dựng biểu đồ nhân quả không quá khó khăn nhưng những lợi ích của nó đem lại là rất đáng kể, cụ thể biểu đồ nhân quả có những lợi ích sau.

1. Lợi ích:

 phân tích nhóm: Việc chuẩn bị biểu đồ nhân quả đòi hỏi phải làm việc nhóm, lợi ích ở đây là tập hợp được nhiều kinh nghiệm của các thành viên của nhóm.

 Tập trung vào tính dao động: Quá trình xây dựng nhánh tập trung vào việc xác định nguồn gốc dao động mà có thể gây ra vấn đề.

 Cộng cụ quản lý: Biểu đồ nhân quả cùng với kế hoạch hoạt động, cung cấp một công cụ quản lý tự nhiên nhằm đánh giá hiệu quả của nổ lực giải quyết vấn đề và theo dõi tiến trình.

 Tiên đoán vấn đề: Không cần phải thực sự có kinh nghiệm về vấn đề khi xây dựng biểu đồ nhân quả. Trước khi vấn đề nảy sinh, ta có thể đặt câu hỏi: “Cái gì có thể gây ra vấn đề trong giai đoạn này của quá trình?” hay “Nguyên nhân chính có phải là do công nhân không?”… Do đó biểu đồ nhân quả đựơc dùng để tiên đoán vấn đề, nhằm mục đích ngăn chặn trước.

2. Bất lợi:

Bên cạnh những lợi ích có được, biểu đồ nhân quả cũng có những nhược điểm mà khi sử dụng cần phải chú ý:

 Dễ dàng sa lầy vào việc đưa ra nhiều nguyên nhân không ảnh hưởng đến vấn đề.

 Khó dùng cho những quy trình dài và phức tạp có nhiều nguyên nhân tác động.

 Nhiều nguyên nhân giống nhau có thể được lặp lại nhiều lần.

2.4.3 Biểu đồ tần suất

Biểu đồ tần suất là một công cụ thống kê đơn giản khác, biểu đồ cung cấp thêm cho chúng ta những thông tin về qúa trình sản xuất hoặc là một thông số cần thiết để đánh giá vấn đề. Biểu đồ tần suất là biểu đồ thể hiện hình ảnh số lần xuất hiện giá trị của các phép đo xảy ra với một giá trị cụ thể hoặc một khoảng giá trị nào đó. Nói cách khác biểu đồ tần suất là một bảng tóm tắt các số liệu thống kê bằng hình ảnh, để cho người dùng dễ nhìn nhận và đánh giá các số liệu thu thập được, ngoài ra nó còn giúp người dùng nhận ra vấn đề nhanh chóng hơn.

2.4.4 Biểu đồ kiểm soát

Biểu đồ kiểm soát là một biểu đồ có một đường tâm, để chỉ giá trị trung bình của yếu tố cần kiểm soát và hai đường song song trên, dưới đường trung bình thể hiện giới hạn kiểm soát đối với yếu tố đươc xác định bằng thống kê. Biểu đồ kiểm soát là

công cụ dùng để nhận biệt những thay đổi của yếu tố cần kiểm soát, từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến đổi ngoài vùng giới hạn.

1. Lợi ích:

Có thể dự báo quá trình thay đổi của yếu tố kiểm soát trong tương lai gần.

 Người quản lý biết được khi nào cần điều chỉnh quá trình dựa vào biểu đồ kiểm soát.

 Biểu đồ kiểm soát là công cụ giúp cho nhà quản lý nắm bắt mọi thay đổi của quá trình đối với yếu tố được kiểm soát.

2. Bất lợi:

 Trong quá trình xây dựng biểu đồ kiểm soát, nếu không có sự hỗ trợ của cấp quản lý thì nhân viên xây dựng biểu đồ kiểm soát khó có thể xây dựng được một biểu đồ tốt cho người sử dụng.

 Quá tin cậy vào tính hiệu quả của biểu đồ kiểm soát.

2.4.5 Nhận xét

Các công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê là nền tảng của công tác quản lý sản xuất, bất kỳ một quy trình của một nhà máy sản xuất nào, đều có áp dụng một trong số các công cụ này vào việc quản lý quá trình sản xuất, vận hành máy và chất lượng sản phẩm… Cụ thể như ở công ty Tân Hiệp Phát đang ứng dụng những công cụ như biểu đồ kiểm soát, lưu đồ, biểu đồ tần suất, pareto để kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như kiểm sóat sản phẩm lỗi.

Chương 2 đã trình bày khái quát về lý thuyết Lean Manufacturing và những công cụ và phương pháp cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Chương này đươc xem là nền móng để thực hiện chương 4 và chương 5.

Chương tiếp theo sẽ giới thiệu về công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát, chương này sẽ giúp hiểu rõ hơn về lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như những thuận lợi và khó khăn của công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM - DV TÂN HIỆP PHÁT

3.1.1 Giới thiệu về công ty:

- Trụ sở: 219 quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương, Việt Nam - Văn phòng: 151 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM

- Điện thoại: 0650 755 161 - Fax: 0650 755 056

- Website: www.thp.com.vn

- Người sáng lập: Tiến sĩ Trần Quí Thanh - Năm thành lập: 1994

- Địa bàn hoạt động: toàn quốc

- Hoài bão: “Trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa”.

- Sứ mệnh: “Tập đoàn Tân Hiệp Phát sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tốt cho

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TÂN HIỆP PHÁT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w