Kiểm định sự khác biệt giữa hành vi mua hàng theo thu nhập

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 63)

Giả thuyết:

 Kiểm định Levene

H0 : Phƣơng sai tổng thể đồng nhất

H1 : Phƣơng sai tổng thể không đồng nhất  Kiểm định Anova

H0 : Những khách hàng ở thu nhập khác nhau thì hành vi mua hàng là nhƣ nhau.

H1 : Những khách hàng ở thu nhập khác nhau thì hành vi mua hàng là khác nhau.

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hành vi mua hàng theo thu nhập

Điểm trung bình Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA Dƣới 2 triệu 2 – dƣới 4 triệu 4 – dƣới 6 triệu Trên 6

triệu F Sig. F Sig.

3,235 3,924 4,083 4,088 1,645 0,183 5,113 0,002

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)

Nhìn vào bảng 4.14 ta thấy tại kiểm định Levene với Sig. = 0,183 > 0,05 nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% ta chấp nhận H0: Phƣơng sai tổng thể đồng nhất. Kế tiếp xem xét kiểm định ANOVA với Sig. = 0,002 < mức ý nghĩa 0,05, điều đó chứng tỏ giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết H1: những khách hàng ở thu nhập khác nhau có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi mua hàng là khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt ta tiến hành kiểm định sâu ANOVA.

Kết quả kiểm định Dunnett [xem phụ lục 4.4.4] với nhóm mặc định là trên 6 triệu đồng cho thấy, chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có thu nhập trên 6 triệu và nhóm có thu nhập dƣới 2 triệu.

Mua sắm đồ đạc là nhu cầu không thể thiếu của các hộ gia đình, việc mua sắm lại tuỳ thuộc vào thu nhập của mỗi gia đình. Gia đình có mức sống khá giả, dƣ dật thì nhu cầu mua sắm của họ nhiều hơn, các đồ đạc đắt tiền hơn. Ngƣợc lại, gia đình nào mức sống còn khó khăn, thì nhu cầu về mua sắm sẽ ít

đi. Đó là lẽ bình thƣờng, bởi lẽ gia đình có mức sống không cao, họ chỉ chi những khoản nào là cần thiết ví dụ nhƣ chi cho ăn uống, chi cho việc học hành của con cái,… còn việc mua sắm đồ đạc trọng nhà thì họ phải đắn đo rất nhiều. Số liệu cho thấy, sự ảnh hƣởng rõ nét của thu nhập đến sức mua sắm đồ đạc trong các hộ gia đình. Những ngƣời có thu nhập cao trên 6 triệu sẽ có hành vi mua nhiều hơn ngƣời ngƣời có thu nhập dƣới 2 triệu. Những ngƣời có thu nhập càng thấp chủ yếu mua sắm những đồ đạc rẻ tiền và có tính chất thiết yếu nhất để đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HÀNH VI MUA

CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN MANG THÍT, TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 63)