Kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, trồng lúa nuớc, cây ăn quả và chăn nuôi. Những năm gần đây, tận dụng lợi thế từ con các con sông, nông dân huyện phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, mang lại thu hoạch cao, góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Huyện Mang Thít có 2 vùng sản xuất thủy sản chính là tuyến sông Mang Thít và dọc sông Cổ Chiên. Tuyến sông Mang Thít có chiều dài 21,000 m thuộc địa bàn 4 xã Tân Long Hội, Tân An Hội, Chánh An và thị trấn Cái Nhum. Tuyến dọc sông Cổ Chiên có chiều dài trên 15,000 m, thuộc địa bàn các xã Mỹ An, Mỹ Phƣớc, An Phƣớc và Chánh An. Ðiểm nổi bật trong phong trào nuôi thủy sản ở huyện Mang Thít là có sự liên kết rất cao. Tháng 4 - 2006, huyện Mang Thít đã tiến hành đại hội bầu ra ban chấp hành và đề ra điều lệ, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động, chính thức ra đời Hội Nghề cá huyện Mang Thít. Ngoài việc trao đổi, giúp đỡ nhau về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm, Hội Nghề cá huyện

Mang Thít còn có chức năng thƣơng lƣợng với các công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản trong khu vực thực hiện việc đầu tƣ vốn, thức ăn nuôi cá và bao tiêu sản phẩm cho các hội viên. Hội Nghề cá cũng sẽ đề xuất tìm nguồn vay vốn để phát triển sản xuất.

Ngành thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở Mang Thít, đặc biệt là nghề làm gốm sứ mỹ nghệ. Gốm mỹ nghệ Mang Thít có màu sắc đặc trƣng, mẫu mã đa dạng từ đơn giản đến tinh xảo hấp dẫn ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Các lò sản xuất gạch nung và gốm xứ mỹ nghệ tập trung ở xã Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phƣớc, An Phƣớc... Sản phẩm gốm mỹ nghệ Mang Thít đã có mặt trên thị trƣờng thế giới, đặc biệt là các nƣớc Á - Âu. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ gia công xuất khẩu khác: mây tre, dệt chiếu và đan lát,... Theo thông tin từ Website tỉnh Vĩnh Long, tháng 02 - 2010, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) huyện Mang Thít đạt gần 59 tỷ đồng. Trong số đó, sản xuất gạch hơn 26,4 tỷ đồng, gốm 6,9 tỷ, đóng tàu - xà lan và các ngành nghề khác 25,2 tỷ đồng. Nhƣ vậy, trong 2 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN huyện này đƣợc 132,9 tỷ đồng, đạt gần 17% so với kế hoạch năm.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 40)