Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha thì phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phƣơng pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

4.2.2.1 Kiểm định KMO và Barlett

Tƣơng tự các nghiên cứu khác trƣớc đây, khi đi vào phân tích nhân tố ta cần kiểm định xem việc tiến hành phân tích nhân tố có phù hợp hay không. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện thông qua việc tính hệ số KMO and kiểm định Bartlett’s Test. Trong trƣờng hợp này, hệ số KMO khá lớn đạt 0,878 và giá trị Sig. của Bartlett’s Test 0,000 < 0,05, cho thấy các biến là có tƣơng quan với nhau và hoàn toàn phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố.

Bảng 4.6 KMO và kiểm định Bartlett’s Test.

KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO) 0,878

Kiểm định Bartlett về các thông số

Chi - bình phƣơng 1,3026E3

Df 153

Sig. 0,000

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)

4.2.2.2 Xây dựng mô hình nhân tố

Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố

Biến Ma trận xoay nhân tố

F1 F2 F3 F4 F5

Ý tƣởng tốt 0,702

An tâm khi sử dụng 0,721

Có chất lƣợng tốt hơn 0,614

Giải pháp ƣu việt tiết kiệm điện 0,735 Việc mua là viêc dễ dàng 0,525

Tự quyết định 0,679

Có đủ kiến thức, kinh nghiêm để mua 0,688 Giới thiệu bạn bè, ngƣời thân mua 0,695

Gia đình muốn mua 0,779

Bạn bè khuyên nên mua 0,857

Ngƣời bán khuyên nên mua 0,840

Cần công bố rộng rãi 0,831

Dán nhãn năng lƣợng 0,814

Tuyên truyền quảng bá 0,751

Có đủ tiền để mua 0,709

Chi phí trong tháng sẽ tăng 0,818

Giá cao hơn 0,838

Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn 0,837

Phƣơng pháp Pricipal Component Analysis phƣơng pháp rút trích các thành phần chính với giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 - nghĩa là chỉ những nhân tố đƣợc trích ra có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích.

Kết quả phân tích cho thấy giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 thì chỉ có 5 nhân tố đƣợc rút trích ra. Đồng thời hệ số tải nhân tố (factor loadings) đều lớn hơn 0,5; kiểm định phƣơng sai cộng dồn là 72,059% (Cumulative variance > 50%).

Thông qua kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.7 cho thấy 5 nhân tố đƣợc tạo ra (F1, F2, F3, F4, F5). Cụ thể:

 Nhân tố F1 bao gồm 8 biến tƣơng quan chặt chẽ với nhau, đó là: Ý tƣởng tốt, An tâm khi sử dụng, Có chất lƣợng tốt hơn, Giải pháp ƣu việt tiết kiệm điện , Việc mua là việc dễ dàng, Tự quyết định, Có đủ kiến thức, kinh nghiệm để mua, Giới thiệu bạn bè, ngƣời thân mua. Nhân tố F1 là sự tổng hợp của 2 nhân tố “Thái độ đối với hành vi” và “Nhận thức kiểm soát hành vi”, vì vậy nhân tố F1 đƣợc đặt tên là: “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi”.

 Đối với nhân tố F2, nhân tố này gồm 3 biến tƣơng quan chặt chẽ với nhau là: Gia đình muốn mua, Bạn bè khuyên nên mua, Ngƣời bán khuyên nên mua. Nhân tố 2 đƣợc hình thành từ nhân tố ban đầu là quy chuẩn chủ quan nên đƣợc đặt tên là: “Quy chuẩn chủ quan”.

 Nhân tố F3, nhân tố này đƣợc kết hợp từ 3 biến: Cần công bố rộng rãi, Dán nhãn năng lƣợng, Tuyên truyền quảng bá. Nhân tố F3 cũng đƣợc hình thành từ nhân tố ban đầu là vai trò của Chính phủ nên đƣợc gọi là: “Vai trò của Chính phủ”.

 Nhân tố F4 bao gồm 2 biến tƣơng quan chặt chẽ với nhau, đó là: Có đủ tiền để mua và Chi phí trong tháng sẽ tăng. Nhân tố F4 đƣợc tạo thành từ nhân tố “Yếu tố kinh tế”, vì thế có thể gọi nhân tố này là: “Điều kiện kinh tế gia đình”.

 Còn nhân tố F5 gồm 2 biến tƣơng quan chặt chẽ với nhau là Giá cao hơn, Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn. Nhân tố này thể hiện tác động của giá đến quyết định mua nên đƣợc gọi là “Tác động của giá”.

Bảng 4.8 Ma trận điểm nhân tố

Biến Ma trận điểm nhân tố

F1 F2 F3 F4 F5

Ý tƣởng tốt 0,225

An tâm khi sử dụng 0,243

Có chất lƣợng tốt hơn 0,194

Giải pháp ƣu việt tiết kiệm điện 0,256 Việc mua là viêc dễ dàng 0,121

Tự quyết định 0,229

Có đủ kiến thức, kinh nghiêm để mua 0,242 Giới thiệu bạn bè, ngƣời thân mua 0,222

Gia đình muốn mua 0,369

Bạn bè khuyên nên mua 0,455

Ngƣời bán khuyên nên mua 0,409

Cần công bố rộng rãi 0,453

Dán nhãn năng lƣợng 0,433

Tuyên truyền quảng bá 0,399

Có đủ tiền để mua 0,438

Chi phí trong tháng sẽ tăng 0,595

Giá cao hơn 0,554

Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn 0,569

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)

Mô hình phân tích nhân tố chung có dạng nhƣ sau:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … +WikXk

Từng hệ số trong phƣơng trình ƣớc lƣợng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hƣởng khác nhau đến nhân tố chung. Biến có hệ số lớn nhất sẽ có ảnh hƣởng nhiều nhất đến nhân tố chung. Từ kết quả của ma trận điểm nhân tố, kết hợp điểm nhân tố với các biến chuẩn hóa, các phƣơng trình nhân tố đƣợc thiết lập nhƣ sau:

F1 = 0,225*Ý tƣởng tốt + 0,243*An tâm khi sử dụng + 0,194*Có chất lƣợng tốt + 0,256*Giải pháp ƣu việt tiết kiệm điện + 0,121*Việc mua là việc làm dễ dàng + 0,229*Tự quyết định + 0,242*Có đủ kiến thức, kinh nghiệm để mua + 0,222*Giới thiệu bạn bè, ngƣời thân mua.

Nhân tố chung F1_Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi: có biến “An tâm khi sử dụng” có hệ số điểm nhân tố là 0,243 nên sẽ tác động mạnh nhất đến nhân tố chung Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi, đồng thời biến có hệ số điểm nhân tố “Việc mua là việc dễ dàng”= 0,121 có mức ảnh hƣởng thấp nhân trong các biến thuộc nhân tố chung F1.

F2 = 0,369*Gia đình muốn mua + 0,455*Bạn bè khuyên mua + 0,409*Ngƣời bán khuyên mua

Nhân tố chung F2_Quy chuẩn chủ quan: biến “Bạn bè khuyên mua” có hệ số điểm nhân tố cao nhất (0,455) nhƣ vậy nó sẽ ảnh hƣởng mạnh nhất trong các biến quan sát và biến “Gia đình muốn mua” với hệ số điểm nhân tố là 0,369 có mức tác động thấp nhất trong nhân tố chung F2_Quy chuẩn chủ quan.

F3 = 0,453*Cần công bố rộng rãi + 0,433*Dán nhãn năng lƣợng + 0,399*Tuyên truyền quảng bá

Nhân tố chung F3_Vai trò của Chính phủ: Biến “Cần công bố rộng rãi” với hệ số điểm cao nhất trong các biến nên sẽ có tác động lớn nhất đến nhân tố chung F3. Ngƣợc lại, biến “Tuyên truyền quảng bá” có hệ số điểm nhân tố là 0,399 có mức tác độ thấp nhất trong nhóm.

F4 = 0,438*Có đủ tiền để mua + 0,594*Chi phí trong tháng sẽ tăng

Nhân tố chung F4_Điều kiện kinh tế gia đình: Trong 2 biến của nhân tố “Điều kiện kinh tế gia đình” thì biến “Chi phí trong tháng sẽ tăng” có hệ số điểm nhân tố 0,594 tác động mạnh nhất trong nhân tố chung Điều kiện kinh tế gia đình.

F5 = 0,554*Giá cao hơn + 0,569*Sẵn lòng trả nhiều hơn

Nhân tố chung F5_Tác động của giá với hệ số điểm nhân tố 0,569 của biến “Sẵn lòng trả nhiều hơn” tác động mạnh hơn biến “Giá cao hơn” với điểm nhân tố là 0,554.

Từ kết quả phân tích nhân tố, tác giải đƣa ra mô hình điều chỉnh nhƣ hình 4.1:

 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh:

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)