nghiệp
Giữa những ngƣời có nghề nghiệp khác nhau thì có sự khác biệt trong hành vi mua hàng hay không? Để biết đƣợc điều này tác giả tiến hành phân tích phƣơng sai ANOVA.
Giả thuyết:
Kiểm định Levene
H0 : Phƣơng sai tổng thể đồng nhất
H1 : Phƣơng sai tổng thể không đồng nhất Kiểm định Anova
H0 : Những khách hàng ở nghề nghiệp khác nhau thì hành vi mua hàng là nhƣ nhau.
H1 : Những khách hàng ở nghề nghiệp khác nhau thì hành vi mua hàng là khác nhau.
Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy tại kiểm định Levene với Sig. = 0,188 > 0,05 nhƣ vậy với mức ý nghĩa 5% ta chấp nhận H0: phƣơng sai tổng thể đồng nhất. Có thể sử dụng để phân tich phƣơng sai ANOVA.
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hành vi mua hàng theo nghề nghiệp
Điểm trung bình Kiểm định
Levene’s Kiểm định ANOVA Nông dân Công nhân Công nhân viên chức Kinh doanh buôn bán Nội trợ F Sig. F Sig. 3,921 3,917 4,175 3,879 3,074 1,566 0,188 3,099 0,018
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)
Xem xét kiểm định ANOVA với Sig. = 0,018 < 0,05 bác bỏ H0 có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của hành vi mua hàng theo nghề nghiệp. Nhƣ vậy, khách hàng có nghề nghiệp khác nhau thì có hành vi mua khác nhau.
Để biết chi tiết phân tích sâu ANOVA đƣợc tiến hành với kiểm định Dunnett với nhóm nội trợ là nhóm mặc định. Dựa vào kết quả kiểm định Dunnett [xem phụ lục 4.4.2], có thể kết luận có sự khác biệt giữa nhóm nội trợ và nông dân, công nhân, công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán.
Nguyên nhân của sự khác biệt là do nghề nghiệp của một ngƣời sẽ ảnh hƣởng đến việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Điều này cũng có thể hiểu nghề nghiệp khác nhau thì có mức thu nhập khác nhau. Với những ngƣời thu nhập thấp thì họ sẽ chi tiêu thấp hơn những ngƣời có thu nhập cao. Nhƣ vậy, những ngƣời làm nội trợ trong gia đình sẽ có thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều vào những ngƣời là trụ cột của gia đình. Mặt khác, trong gia đình ngƣời tạo ra thu thập sẽ có quyết định mua cao hơn ngƣời ngƣời phụ thuộc. Nhƣ vậy, ngƣời nội trợ sẽ có quyết định mua là khá thấp.