CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG
Phân tích hồi qui Binary Logistic
Để xác định mối liên hệ giữa các nhân tố đã đƣợc rút ra ở trên, ta sử dụng hồi qui Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của ngƣời dân huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Mô hình Binary Logictis đƣợc xây dựng nhƣ sau:
5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 ) 0 ( ) 1 ( log F F F F F Y P Y P e
Trong đó, Y là biến nhị phân, thể hiện sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến hành vi mua hàng, nhận giá trị 1 nếu có ảnh hƣởng, nhận giá trị 0 nếu không có ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng.
F1, F2,F3, F4 và F5 là các biến độc lập, với:
F1: Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi F2: Quy chuẩn chủ quan
F3: Vai trò của Chính phủ F4: Điều kiện kinh tế gia đình
Vai trò của Chính phủ (F3) Hành vi mua hàng Điều kiện kinh tế gia đình (F4)
Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi (F1)
Tác động của giá (F5) Quy chuẩn chủ quan (F2)
F5: Tác động của giá
Ý nghĩa thống kê của mô hình:
(1) Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ số trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc.
(2) Giá trị -2LL (-2 Log likelihood) là giá trị thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể, giá trị này càng nhỏ càng thể hiện mức độ sai số của mô hình càng ít. Trong nghiên cứu này, giá trị -2 Log likelihood = 112,423 thể hiện mức độ phù hợp của mô hình tổng thể.
Bảng 4.9 Mức độ dự báo chính xác của mô hình.
Quan sát Dự báo Y Tỷ lệ phần trăm đúng Không Có Y Không 34 15 69,4 Có 10 66 86,8 Phần trăm toàn bộ 80,0
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)
(3) Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 80,0%. Trong đó, trong 44 trƣờng hợp không ảnh hƣởng thì mô hình đã dự đoán đúng 34 trƣờng hợp, vậy tỷ lệ đúng là 69,4%. Còn với 81 trƣờng hợp có ảnh hƣởng, mô hình dự báo sai 10 trƣờng hợp, tỷ lệ đúng là 86,8%.
Với các kết quả này có thể nhận thấy mô hình Binary Logistic đƣợc thiết lập là phù hợp.
Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi qui tổng thể cho thấy trong 5 biến độc lập đƣa vào mô hình thì có 4 biến có giá trị Sig. nhỏ hơn 5% => bác bỏ H0 = bk= 0. Nhƣ vậy các hệ số hồi qui tìm đƣợc có ý nghĩa và mô hình đƣợc sử dụng tốt. Trong đó, có 4 nhân tố có ý nghĩa là: “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi”, “Vai trò của Chính phủ”, “Điều kiện kinh tế gia đình” và “Tác động của giá” với mức ý nghĩa 1% và 5%.
Sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích hồi qui Binary Logistic, từ mô hình nghiên cứu cho kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi qui Binary Logistic
Biến độc lập B S.E. Wald df Sig. Exp(B)
F1: Thái độ và nhận thức kiểm
soát hành vi 1,308 0,457 8,205 1 0,004 30,698 F2: Quy chuẩn chủ quan -0,326 0,305 1,143 1 0,285 0,721 F3: Vai trò của Chính phủ 0,732 0,358 4,168 1 0,041 2,079 F4: Điều kiện kinh tế gia đình 0,801 0,320 6,283 1 0,012 2,228 F5: Tác động của giá 0,704 0,310 5,144 1 0,023 2,021
Hằng số -11,919 2,475 23,190 1 0,000 0,000
Hệ số Sig. mô hình 0,000
- 2 Log likelihood 112,423
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2013)
Từ các hệ số hồi qui này ta viết đƣợc phƣơng trình: ) 0 ( ) 1 ( log Y P Y P
e -11,919 + 1,308*Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi +0,801 * Điều kiện kinh tế gia đình + 0,732*Vai trò của Chính phủ + 0,704*Tác động của giá
Diễn dịch ý nghĩa của các hệ số hồi quy Binary Logistic:
4 nhân tố “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi”, “Vai trò của Chính phủ”, “Điều kiện kinh tế gia đình” và “Tác động của giá” đều làm tăng sự ảnh hƣởng của các nhân tố lên hành vi mua hàng. Nghĩa là 4 biến này đều có mối tƣơng quan thuận chiều với sự ảnh hƣởng, trong đó “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi” có mức ảnh hƣởng mạnh nhất. Cụ thể:
Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1%. Tác động biên của “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi” lên sự ảnh hƣởng với xác xuất ban đầu = 0,5 thì tác động này bằng 0,5(1-0,5) 1,308 = 0,327 và có mức độ tác động lớn nhất. Điều này có thể đƣợc lí giải khi ngƣời tiêu dùng nói chung và ngƣời dân huyện Mang Thít nói riêng, họ nhận thấy việc mua sản phẩm tiết kiệm điện năng là cần thiết, nhất là trƣớc tình trạng
thiếu điện diễn ra ngày càng nghiêm trọng nhƣ hiện nay, đặc biệt là vào mùa khô thì việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử có khả năng giảm lƣợng điện trong sinh hoạt là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Vì thế, ngƣời dân nhận thấy rằng việc sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện năng thay thế cho các sản phẩm thông thƣờng là giải pháp ƣu việt nhằm tiết kiệm điện trong sinh hoạt, giảm chi phí hàng tháng cho gia đình. Từ đó, ngƣời tiêu dùng thấy đƣợc đây là một ý tƣởng tốt và mang lại lợi ích cho bản thân và gia đình. Mặt khác, việc mua này là dễ dàng và có thể tự kiểm soát đƣợc thì “Thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi” có sự ảnh hƣởng mạnh đến hành vi mua hàng.
Điều kiện kinh tế gia đình có ý nghĩa 5% về mặt thống kê, tác động biên của “Điều kiện kinh tế gia đình” lên sự ảnh hƣởng với xác xuất ban đầu = 0,5 thì tác động này bằng 0,5(1-0,5)0,801 = 0,20025. Điều này cũng dễ hiểu khi có thêm nhiều tiền thì ngƣời tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn. Hay nói cách khác, khi thu nhập của ngƣời dân vùng nông thôn tăng lên thì họ sẽ sẵn lòng chi nhiều tiền hơn đều mua sản phẩm mà họ không cần đắn đo suy nghĩ, cân nhắc kĩ lƣỡng nhƣ trƣớc nữa, hàng động mua sẽ diễn ra nhanh hơn; đồng thời họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn trƣớc. Nhƣ vậy, điều kiện kinh tế gia đình cũng ảnh hƣởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng.
Vai trò của Chính phủ có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức là 5%; có tác động mạnh thứ ba, cụ thể tác động biên của biến “Vai trò của Chính phủ lên” mức độ ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng với xác xuất ban đầu = 0,5 thì tác động này bằng 0,5(1-0,5)0,732 = 0,183. Trong những năm qua, tình hình thiếu điện diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong sản xuất và sinh hoạt. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lƣợng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về việc sử dụng nguồn năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Nhà nƣớc, Chính phủ cũng đƣa ra nhiều chƣơng trình, văn bản hƣớng dẫn ngƣời dân thực hành tiết kiệm điện, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng của việc tiết kiệm, nhất là sự cần thiết của các sản phẩm tiết kiệm điện năng. Bên cạnh, qui định dán nhãn năng lƣợng giúp ngƣời dân dễ dàng mua sản phẩm. Vì vậy tác động của Chính phủ có ảnh hƣởng tích cực đến hành vi mua hàng của ngƣời dân.
Tác động của giá có ý nghĩa 5% về mặt thống kê và có mức tác động thấp nhất, cụ thể tác động biên của “Tác động của giá” là 0,5(1-0,5)0,704 = 0,176. Nguyên nhân vì sao giá lại ảnh hƣờng đến hàng vi mua của ngƣời tiêu dùng? Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với ngƣời tiêu thụ. Thông thƣờng một sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lƣợng thì có giá cao
hơn sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều ngƣời tiêu dùng tại nông thôn thƣờng thích mua những sản phẩm có giá thành rẻ, đặc biệt là phù hợp với mức thu nhập vẫn còn hạn chế của ngƣời dân vùng nông thôn nhƣ ở huyện Mang Thít. Chính vì thế, tác động của giá đến hành vi mua của ngƣời dân có mức ảnh hƣởng khá thấp.
Quy chuẩn chủ quan không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cũng nói lên, quy chuẩn chủ quan không ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng rất thấp đến hành vi mua hàng. Thực tế cho thấy, hành vi mua hàng của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Đối với một sản phẩm khá quan trọng và cần thiết trong gia đình, ngƣời tiêu dùng ngoài việc tìm kiếm thông tin thông qua việc hỏi thăm ý kiến của những ngƣời thân, bạn bè, sự tƣ vấn của ngƣời bán,… họ còn tìm kiếm thông tin này qua nhiều nguồn khác nhau nhƣ sách, báo, tivi, internet,… Tuy nhiên, mọi quyết định mua điều do họ tự cân nhắc và đƣa ra quyết định. Vì vậy, mức độ tác động của những ngƣời xung quanh không cao. Mặt khác, quy chuẩn chủ quan tuy không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, nhƣng yếu tố này sẽ có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa cao hơn.